Tầm soát từ sớm để chủ động phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ hiện nay là “từ khóa” xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, mặt báo và xung quanh cuộc sống chúng ta. Vì không loại trừ một ai nên đột quỵ đã trở thành nỗi lo sợ vô hình với rất nhiều người. Đã có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề phòng ngừa đột quỵ, nhưng lựa chọn thông minh nhất vẫn là chủ động loại bỏ các yếu tố nguy cơ ngay từ đầu. Và theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, Tầm soát đột quỵ từ sớm là giải pháp hiệu quả nhất giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ hiện nay.

1. Vì sao phòng ngừa đột quỵ là vô cùng quan trọng?

Nếu trước đây đột quỵ chỉ thường xảy ra với người lớn tuổi, thì vài năm trở lại đây đã xảy ra rất nhiều trường hợp những người trẻ tuổi sinh hoạt bình thường bỗng chốc đột quỵ gây rất nhiều nỗi hoang mang trong dư luận. 

Theo báo cáo thống kê từ Bộ Y tế, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, giới trẻ và trung niên chiếm khoảng 10 – 15% và cứ mỗi năm lại tăng lên 2%. Điều này có nghĩa rằng, tỷ lệ đột quỵ ngày càng trẻ hóa.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi là do diễn tiến nặng của các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường,… Còn với người trẻ tuổi, đặc biệt là giới trẻ ở thành thị với mức sống của cường độ công việc cao, áp lực kéo dài, ăn uống nghỉ ngơi không điều độ,… tất cả những điều tưởng chừng như “bình thường hóa” này lại là mầm mống nuôi dưỡng những căn bệnh tiền đề cho đột quỵ. Hơn nữa, với nếp “sống vội” hiện nay, đa phần đều bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, sự chủ quan lơ là này càng kéo nguy cơ đột quỵ đến gần kề.

Tam Soat
Tầm soát để chủ động phòng ngừa đột quỵ

 

Nếu may mắn được cấp cứu kịp thời và sống sót sau cơn đột quỵ, thì hầu như tất cả đều để lại di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động theo mức độ ít nhiều. Đối với người lớn tuổi, đột quỵ càng có tỷ lệ tử vong cao hơn, và nếu kịp thời cứu sống thì di chứng bại liệt là điều tất yếu do cơ thể đã mất dần các cơ chế tự phục hồi. Nếu xảy ra với người trẻ tuổi, đột quỵ sẽ lấy đi sức trẻ và năng lực lao động, càng ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế của gia đình và toàn xã hội bởi chi phí điều trị phục hồi rất cao nhưng bản thân bệnh nhân lại mất đi năng lực kinh tế, đối diện trước mắt là một tương lai bất định.

2. Tìm hiểu về tầm soát đột quỵ trong việc phòng ngừa đột quỵ

2.1. Thế nào là Tầm soát đột quỵ?

Tầm soát đột quỵ là chương trình kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe cơ thể nhằm tìm kiếm, phát hiện các tổn thương, các bệnh lý và những yếu tố có nguy cơ đang ẩn họa trong cơ thể có khả năng gây ra đột quỵ. Từ đó, đưa ra các giải pháp, phác đồ điều trị, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ ngay từ gốc rễ, loại bỏ hiểm họa.

2.2. Tầm quan trọng của tầm soát đột quỵ trong phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ xảy ra hầu như không có dấu hiệu báo trước hoặc rất khó nhận thấy, 80% các ca đột quỵ đều không có biểu hiện nào trước đó, nhưng hậu quả để lại thì nặng nề một cách rõ ràng. Tuy vậy, chúng ta có vẫn quyền không cho phép nó xảy ra, hoặc hạn chế thấp nhất tổn thương cho cơ thể nếu trường hợp xấu nhất xảy đến. Theo khuyến cáo của các chuyên gia điều trị đột quỵ, giải pháp tốt nhất chính là phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy cơ ngay từ khi chưa có dấu hiệu khởi phát.

Theo Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ, Tầm soát đột quỵ từ sớm là giải pháp phòng tránh đến 80% nguy cơ đột quỵ. Thực hiện Tầm soát đột quỵ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể. Từ các kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ có lời khuyên đúng đắn để điều chỉnh sinh hoạt cũng như phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng người.

Tam Soat
Chủ động tầm soát giúp nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ

 

2.3. Quy trình tầm soát đột quỵ

Chuẩn bị trước khi khám

  • Liên hệ với Bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ, nhận tư vấn và đặt lịch hẹn.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn trong vòng 24h. Nhịn ăn từ 4 – 6h trước khi thực hiện Tầm soát
  • Mang theo tất cả các hồ sơ bệnh án cũ, đang điều trị (nếu có)

Các bước tầm soát đột quỵ

  • Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đơn bệnh viện yêu cầu
  • Đo chiều cao, cân nặng và chỉ số huyết áp
  • Lấy các mẫu để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa bao gồm: mẫu máu, nước tiểu, phân.
  • Đo điện tâm đồ
  • Chụp X – quang, Siêu âm, chụp MRI
  • Nhận kết quả và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa

2.3 Khi nào nên đi tầm soát đột quỵ?

Ngay khi cảm thấy có nguy cơ, hoặc ở độ tuổi đã cao, mọi người nên chủ động đi tầm soát đột quỵ càng sớm càng tốt. Theo lời khuyên của chuyên gia, độ tuổi từ 15 trở lên là có thể chủ động hỏi tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành về việc tầm soát. Nên chú ý, tầm soát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không phải cơ sở nào cũng đủ uy tín để thực hiện, do đó không nên tùy tiện lựa chọn.

Khi có kết quả tầm soát, nếu phát hiện có bệnh lý dẫn đến yếu tố nguy cơ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Đối với người bình thường, nên thực hiện Tầm soát đột quỵ tối thiểu mỗi năm một lần, hoặc có thể sớm hơn theo chỉ định của bác sĩ trước đó.

Các bài viết khác

Hóa ra đây là 5 thói quen xấu dẫn đến đột quỵ ở người trẻ!

Hóa ra đây là 5 thói quen xấu dẫn đến đột quỵ ở người trẻ!

Theo thống kê số ca đột quỵ ở người trẻ tuổi chiếm 12-25% tổng số ca mắc đột quỵ trong đó chủ yếu từ độ tuổi 18 đến 45. Và nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng số...
Xem chi tiết
Căng thẳng tâm lý làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Căng thẳng tâm lý làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Các nhà khoa học Đại học Colombia thuộc Hội Tim (Mỹ) cho thấy nguy cơ bị cơn đau tim và đột quỵ tăng cao ở những phụ nữ từng bị rối loạn stress sau chấn thương (PTSD). Nghiên cứu...
Xem chi tiết
Đột quỵ do đâu mà ra? Dễ thấy nhưng không phải ai cũng biết

Đột quỵ do đâu mà ra? Dễ thấy nhưng không phải ai cũng biết

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến đột quỵ hiện là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong theo thống kê hiện nay. Việc trau dồi kiến thức về các nguyên nhân đột quỵ có thể...
Xem chi tiết