Đau cơ xương khớp: 6 lưu điều trị cực hay có thể bạn chưa biết!

Đau cơ xương khớp là tình trạng bệnh lý gây khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi đi thăm khám, tùy thuộc vào nguyên do và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sau đây là một số phương pháp phổ biến được dùng để điều trị các bệnh lý đau cơ xương khớp.

1. Trị đau cơ xương khớp bằng thuốc

Có thể sử dụng một số nhóm thuốc giảm đau như: paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, corticosteroid dạng tiêm hoặc opioid, cùng một số loại thuốc khác. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau mà.

Paracetamol là thuốc được dùng để kiểm soát các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, bao gồm cả đau cơ xương khớp. Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen, naproxen ngoài tác dụng giảm đau còn có khả năng kháng viêm, từ đó mang lại nhiều lợi ích trong điều trị các tình trạng có liên quan đến yếu tố viêm.

Trường hợp cơn đau trở nên nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid dạng tiêm hoặc opioid cho bệnh nhân cùng sự theo dõi sát sao.

Thuoc Giam Dau 1
Có thể dùng thuốc để điều trị đau cơ xương khớp

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hoặc dự phòng cho người bệnh gặp vấn đề về cơ xương khớp, hỗ trợ giảm đau, chữa trị một số chấn thương nhất định, đồng thời cải thiện các vấn đề liên quan đến thần kinh hay nội tiết.

Phương pháp vật lý trị liệu có thể hỗ trợ phục hồi các chức năng thể chất và chức năng vận động cho người bệnh, duy trì các chức năng cơ bản, thúc đẩy cải thiện sức khoẻ của hệ cơ xương khớp. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn cải thiện tâm trạng, giúp bệnh nhân bớt căng thẳng, lo lắng.

3. Nhiệt trị liệu

Có 2 phương pháp nhiệt trị liệu chính là nhiệt nóng và nhiệt lạnh, tùy thuộc vào nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt. Trong đó, phương pháp nhiệt nóng hỗ trợ làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu tới các vị trí bị ảnh hưởng để giảm đau cơ xương khớp. Phương pháp nhiệt lạnh giúp giảm sưng, giảm đau và giảm viêm.

3.1. Liệu pháp nhiệt lạnh trị đau cơ xương khớp

Nhiệt lạnh được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm đau nhức bởi bệnh lý viêm khớp và giảm sưng tấy khớp. Có thể tự thực hiện phương pháp này rất đơn giản bằng cách lấy túi lạnh chườm lên vùng bị sưng đau, thời gian trong khoảng 15-20 phút mỗi lần trị liệu. Mỗi ngày chỉ thực hiện khoảng 3 lần. Phương pháp này chỉ sử dụng trong những đợt viêm cấp hoặc đợt cấp tính của bệnh.

3.2. Liệu pháp nhiệt nóng

Giúp tăng lưu thông máu, có hiệu quả tích cực với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do bệnh lý, thời tiết và do các vấn đề về tuổi tác. Nên thực hiện chườm ấm khoảng 15 phút/lần và mỗi ngày có thể áp dụng thực hiện 4 lần. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các trường hợp mãn tính, không chườm ấm trong các đợt cấp của bệnh.

phương pháp điều trị đau cơ xương khớp
Chườm ấm giúp giảm đau cơ xương khớp

4. Các phương pháp điều trị

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ như châm cứu hay bấm huyệt, mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị đau cơ xương khớp. Châm cứu giúp giảm cơn đau nhờ cơ chế cách kích thích cơ thể giải phóng endorphin – một chất hóa học được xem là có khả năng giảm đau tự nhiên.

Bên cạnh đó, phương pháp bấm huyệt sẽ sử dụng tay hoặc các dụng cụ để tác động lực lên các huyệt đạo trên cơ thể, có thể được sử dụng trong điều trị một số vấn đề cơ xương khớp điển hình như đau thắt lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp…

5. Phẫu thuật cho bệnh nhân đau cơ xương khớp

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân cơ xương khớp khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng hiệu quả. Mục đích phẫu thuật là giúp giảm đau, kiểm soát tình trạng bệnh, phục hồi và cải thiện chức năng vận động. Trong các trường hợp đau khác nhau có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau.

6. Một số lưu ý trong sinh hoạt để phòng chống đau cơ xương khớp

Tập luyện: Lựa chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập hàng ngày sẽ giúp bạn có một hệ cơ xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh. Với một số đối tượng, nên tham khảo bác sĩ về việc lựa chọn bài tập hợp lý sao cho tránh tối đa nguy cơ bị chấn thương.

Ngồi làm việc: Nên ưu tiên chọn loại ghế có độ cao tương ứng với độ cao của bàn và phù hợp độ cao của màn hình máy tính. Hạn chế ngồi vắt chéo chân và nên chọn ghế có tựa lưng nếu làm văn phòng quá lâu. Nên thường xuyên đổi tư thế ngồi làm và đứng dậy đi lại, chú ý thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng sau giờ làm việc căng thẳng.

Tư thế ngủ: Không nên nằm sấp, nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Nên sử dụng gối có độ cao phù hợp và đảm bảo mềm mại, đồng thời cũng nên chú ý đến độ đàn hồi của đệm để hệ thống xương khớp được nghỉ ngơi tốt nhất.

Cả người khoẻ mạnh bình thường lẫn người bị đau nhức xương khớp cần phải duy trì thói quen ngủ đủ giấc. Khoa học đã chứng minh: ngủ đủ 7 đến 8 tiếng sẽ giúp duy trì chức năng cơ thể và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Xem thêm: Một số thói quen gây hại cho cơ xương khớp nên tránh

7. Kết luận

Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng đau cơ xương khớp. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, theo dõi và quản lý cân nặng để tránh tình trạng thừa cân, béo phì, đồng thời tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường độ dẻo dai và cải thiện sự linh hoạt của hệ cơ xương khớp.

Các bài viết khác

Điểm danh 15 thực phẩm tốt cho hệ cơ xương khớp

Điểm danh 15 thực phẩm tốt cho hệ cơ xương khớp

Sữa, phô mai, rau lá xanh đậm, cá béo, trứng, sung, cà chua giúp xương khớp khỏe, hỗ trợ giảm viêm và đau khớp. Chế độ ăn uống khoa học giảm áp lực cho xương, cải thiện triệu chứng...
Xem chi tiết
Tổng hợp 8 thói quen gây hại cho cơ xương khớp nên tránh

Tổng hợp 8 thói quen gây hại cho cơ xương khớp nên tránh

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống. Để tránh gây hại cho xương...
Xem chi tiết
5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh cơ xương khớp và cách phòng tránh

5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh cơ xương khớp và cách phòng tránh

Cơ xương khớp là một phần thiết yếu của cơ thể con người, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt và khả năng vận động. Tuy nhiên, bệnh lý cơ xương khớp xảy ra...
Xem chi tiết