Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một tình trạng mãn tính gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe con người. Bên cạnh cholesterol cao và huyết áp cao, đái tháo đường được xem là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra đột quỵ. Trong đó đái tháo đường là yếu tố có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Đái tháo đường có thể gây nguy hiểm như thế nào?

Bệnh đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 285 triệu người mắc bệnh tiểu đường trong năm 2010 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 439 triệu người vào năm 2030. Sự gia tăng đáng kể này có thể là do số người bị béo phì trên toàn thế giới cũng đang gia tăng tương ứng.

Đái tháo đường sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh võng mạc, bệnh thận mãn tính, cắt cụt chi, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý về tim mạch và đột quỵ. Hiện nay, y học đã đạt được nhiều thành tựu trong tầm soát và điều trị đột quỵ, nhưng sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa được cải thiện.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu tại nhiều vị trí khác nhau và có thể dẫn đến đột quỵ nếu nó ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu não. Lượng đường dư thừa trong máu thúc đẩy quá trình tích tụ chất béo trong động mạch, hình thành các mảng xơ vữa, dẫn đến hình thành cục máu đông hoặc tắc nghẽn động mạch, gây ra đột quỵ.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị huyết áp cao và cholesterol cao (mỡ máu) – những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tieu Duong
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Nhìn chung, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 2 – 4 lần so với những người bình thường. Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người trẻ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những bệnh nhân đột quỵ có mức đường huyết không kiểm soát được cũng có tỷ lệ tử vong cao và biến chứng sau đột quỵ nặng hơn. 

2. Đái tháo đường dẫn đến đột quỵ ra sao?

2.1. Theo cơ chế tổn thương mạch máu lớn

Mặc dù cơ chế chưa được làm sáng tỏ tuy nhiên đa số các bệnh nhân bị đái tháo đường thường kèm theo tăng cholesterol máu. Tăng cholesterol  khiến mạch máu có thể bị cứng hoặc bị tắc bởi các mảng lipid tồn đọng, hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch thường gặp ở các mạch máu lớn trong đó có động mạch cảnh, động mạch não trước, giữa, sau.

Lòng mạch bị hẹp do mảng xơ vữa y gây cản trở máu lên não, làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ. Các mảng xơ vữa trong lòng mạch cũng có thể bong ra, hình thành huyết khối tại chỗ gây bít tắc động mạch dẫn đến đột quỵ

Những người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và tỉ lệ cholesterol xấu trong máu cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả những người bị rối loạn đường huyết ở giai đoạn tiền đái tháo đường cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường.  

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có động mạch cứng hơn và giảm độ đàn hồi hơn so với những người có mức đường huyết bình thường. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thường có biểu hiện suy giảm cấu trúc của động mạch cảnh, tăng độ dày thành mạch và được coi là dấu hiệu của xơ vữa động mạch. Người bị đái đường thường gặp các phản ứng viêm, là nguyên nhân gây ra sự phát triển của xơ vữa động mạch.

Tieu Duong
Bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới đột quỵ

2. Theo cơ chế mạch máu nhỏ

Các mạch máu nhỏ trực tiếp nuôi dưỡng nhu mô não cũng có thể bị thoái hóa do tiểu đường, dẫn đến xơ cứng, giảm đàn hồi, dễ bị vỡ gây xuất huyết não.

Nếu không kiểm soát bệnh đái tháo đường, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Những mô hình lâm sàng cụ thể của đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân tiểu đường đã được xây dựng và nghiên cứu.

3. Phòng tránh đột quỵ cho bệnh nhân đái tháo đường

Nguy cơ mắc đột quỵ do bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát được nếu thực hiện nghiêm túc các lưu ý sau:

  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp (nếu có) ở mức ổn định thường xuyên
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe để giúp điều chỉnh liều dùng và kiểm soát bệnh được hiệu quả hơn
  • Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp như: ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau không chứa tinh bột, ít chất béo, giàu chất xơ. Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn chiên xào, không nên hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có tính kích thích như cà phê, rượu bia…
  • Xây dựng lối sống khỏe mạnh, luyện tập thể dục thể thao giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và ngăn chặn đột quỵ não.
Cham Soc Dinh Duong
Cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp đối với bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh việc tuân thủ những cách trên, người bệnh tiểu đường cần phối hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát đường huyết đã được chứng minh an toàn và hiệu quả như dây thìa canh, tỏi đen, quế chi…

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân bị đái tháo đường. Việc tìm hiểu và phòng ngừa sớm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ gây bệnh, nhất là khi thực hiện phương pháp tầm soát đột quỵ đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Các bài viết khác

Quy trình thăm khám và quản lý sức khỏe chuẩn Nhật

Quy trình thăm khám và quản lý sức khỏe chuẩn Nhật

Hệ thống y tế Sakura Healthcare xây dựng một mô hình y tế Nhật Bản kiểu mẫu tại Việt Nam, với quy trình thăm khám và quản lý sức khoẻ chuyên nghiệp. Tại Sakura, bước chẩn đoán và xếp...
Xem chi tiết
Hội thảo Đột Quỵ – Lầm tưởng và phòng ngừa hiệu quả

Hội thảo Đột Quỵ – Lầm tưởng và phòng ngừa hiệu quả

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hệ thống Y tế Sakura xin trân trọng thông...
Xem chi tiết
Chuyên gia chỉ ra 13 loại thực phẩm giúp phòng chống tai biến

Chuyên gia chỉ ra 13 loại thực phẩm giúp phòng chống tai biến

Sức khỏe tim mạch, cân nặng và tai biến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, những thực phẩm có khả năng giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc...
Xem chi tiết