Cách chăm sóc bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ

Đột quỵ ảnh hưởng đến rất lớn đến sức khỏe con người và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên thế giới. Bệnh nhân sau khi bị đột quỵ còn có nguy cơ biến chứng về lâu dài, gây tàn tật hoặc nhận thức kém đi. Để giảm thiểu tình trạng đó, ta cần nắm được cách chăm sóc phục hồi sau đột quỵ, giúp người bệnh có thể phục hồi một phần hoặc toàn phần để tái hòa nhập cuộc sống.

1. Khái niệm về phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là giúp người bị đột quỵ học lại các kỹ năng bị mất đột ngột khi một phần não bị tổn thương. Điều quan trọng trong phục hồi chức năng là bảo vệ cá nhân khỏi sự xuất hiện về các vấn đề y tế mới, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương do ngã hoặc hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu ở chân, phổi.

Nghiên cứu cho thấy, yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chương trình phục hồi chức năng thần kinh nào là cần hướng dẫn cẩn thận cho người bệnh việc thực hành lặp đi lặp lại khi học một kỹ năng mới. Chương trình phục hồi chức năng thần kinh phải được tùy chỉnh phụ thuộc vào những kỹ năng bị suy giảm do đột quỵ, chẳng hạn như yếu, liệt, kém phối hợp động tác, khó đi lại, mất cảm giác, các vấn đề về hoạt động bàn tay, mắt nhìn kém hoặc khó nói hoặc khó hiểu.

Dieu Tri Dot Quy
Phục hồi sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng

 

Nghiên cứu sử dụng công nghệ hình ảnh tiên tiến cho thấy, các chức năng trước đây nằm trong vùng não tổn thương sẽ di chuyển đến các vùng não lành khác và thực hành giúp thúc đẩy quá trình tua lại của các mạch não (gọi là sự dẻo dai thần kinh). Phục hồi chức năng cũng dạy những cách mới để làm quen với để những khuyết tật còn lại của người bệnh. Ví dụ, người bệnh có thể cần học cách tắm và mặc quần áo chỉ bằng một tay hoặc cách giao tiếp hiệu quả với các thiết bị hỗ trợ nếu khả năng sử dụng ngôn ngữ bị ảnh hưởng.

2. Cách chăm sóc bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ

1. Chăm sóc tâm lý

Sau khi bị đột quỵ, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.

Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể chủ động thực hiện một số thao tác sinh hoạt cơ bản.

2. Chăm sóc dinh dưỡng

Bên cạnh chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh đột quỵ rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát. Người nhà có thể cho người bệnh ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm ba bữa chính và thức ăn nhẹ. Trong thành phần mỗi bữa ăn cần được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và vitamin. Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ no, không ép người bệnh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày.

Cham Soc Dinh Duong
Cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ

 

3. Chăm sóc vệ sinh

Việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh phục hồi sau đột quỵ có vai trò đặc biệt quan trọng.

– Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người thân có thể xoa bóp và di chuyển người bệnh để máu được lưu thông.

– Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm từ 37 – 45 độ C. Thời gian tắm từ 5 – 7 phút và không nên tắm buổi tối.

4. Chế độ sinh hoạt và tập luyện

– Bệnh nhân cần được đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ để chống loét

– Người nhà nên thường xuyên xoa bóp các bắp cơ, khớp tay, khớp chân để giúp bệnh nhân lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.

– Tùy mức độ di chứng liệt, người nhà nên phối hợp với nhân viên y tế đề ra kế hoạch tập luyện, vận động hằng ngày cho bệnh nhân. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần và tiếp tục duy trì kể cả khi các di chứng đã được khắc phục, cố gắng cho bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động, công việc sinh hoạt hằng ngày để tăng tốc độ hồi phục.

5. Kết luận

Ngoài ra, bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ rất dễ bị tái phát, đặc biệt lần sau sẽ nặng hơn lần đầu. Do vậy, ngoài việc chăm sóc sinh hoạt cho bệnh nhân, người nhà cần theo dõi việc uống thuốc theo đơn bác sĩ của bệnh nhân đều đặn hàng ngày để phòng ngừa tái phát và tái khám khi hết thuốc hoặc có các dấu hiệu khác thường, giúp thuận lợi cho quá trình phục hồi sau đột quỵ.

Các bài viết khác

Bệnh nhân bị lỡ “giờ vàng” điều trị đột quỵ do chẩn đoán nhầm

Bệnh nhân bị lỡ “giờ vàng” điều trị đột quỵ do chẩn đoán nhầm

Bến Tre: Nữ bệnh nhân 24 tuổi ở đang tập gym thì đột ngột ngất xỉu, khi đi khám bệnh lại được chẩn đoán thiếu canxi thay vì dấu hiệu đột quỵ, từ đó dẫn đến lỡ ‘giờ vàng’...
Xem chi tiết
Những yếu tố liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao

Những yếu tố liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao

Những yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn lượng đường trong máu, mức cholesterol cao; thừa cân béo phì đều có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Đột quỵ có thể để lại nhiều...
Xem chi tiết
Hẹp van tim – “Thủ phạm” gây biến chứng đột quỵ

Hẹp van tim – “Thủ phạm” gây biến chứng đột quỵ

Hẹp van tim là bệnh lý đang có nguy cơ gia tăng về số lượng người mắc và tỷ lệ người gặp biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, trong đó có biến chứng gây đột quỵ –...
Xem chi tiết