Vì sao Covid-19 làm rụng tóc?

nCoV tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến chúng nhanh suy yếu, rút ngắn giai đoạn tóc mọc và tóc rụng sớm hơn bình thường.

Rụng tóc là một trong 5 triệu chứng hậu Covid phổ biến, bên cạnh các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung và khó thở. Tổng hợp 50 nghiên cứu, thống kê trên nhiều quốc gia cho thấy khoảng 25% bệnh nhân Covid-19 gặp vấn đề rụng tóc trong vòng 3-6 tháng sau khi khỏi bệnh. Đây là một triệu chứng điển hình của hội chứng Covid kéo dài, bác sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, cho biết.

Theo bác sĩ Tươi, nguyên nhân Covid-19 khiến tóc nhanh rụng là nCoV xu hướng tấn công vào các tế bào có receptor AEC2 trên bề mặt – một loại thụ thể (protein) giúp virus xâm nhập vào bên trong tế bào. Các tế bào ở phổi, xương, thần kinh, tim, mô mỡ và cả tế bào mầm tóc (nằm sâu trong nang tóc) đều chứa receptor này.

Khi các tế bào mầm tóc trở thành đích tấn công của virus, chúng sẽ nhanh chóng bị tổn thương, suy yếu, khiến giai đoạn mọc của tóc bị rút ngắn, tóc bị giảm tuổi thọ và rụng sớm hơn so với chu trình tự nhiên. Thông thường, khoảng 2-3 tháng sau khi bị sốt cao rồi khỏi bệnh, nhiều người thấy tóc rụng rõ rệt. Quá trình rụng tóc này có thể kéo dài 6-9 tháng sau khi âm tính với nCoV khiến nhiều người lo lắng.

Stress cũng là một lý do khiến tóc rụng nhiều, liên tục, dù không bị sốt hay mắc Covid-19. Căng thẳng làm hệ mạch nuôi nang tóc co lại, tế bào mầm tóc thiếu dinh dưỡng và khiến các sợi tóc yếu dần rồi rụng. Bác sĩ Tươi dẫn chứng một nghiên cứu thực hiện tại New York, Mỹ, trong thời điểm bùng dịch vào tháng 7 và 8/2020, cho thấy tỷ lệ người bị rụng tóc tăng hơn 400% so với trước khi có dịch. Các nhà khoa học lý giải những vấn đề trong thời dịch như giãn cách kéo dài, lo âu, stress, dinh dưỡng kém, trầm cảm đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng tóc.

“Tóc rụng vì Covid-19 sẽ mọc lại, chỉ cần bạn đừng chăm chăm vuốt tóc, đếm các sợi rụng”, bác sĩ Tươi nói.

Chăm sóc tế bào mầm tóc đúng cách sẽ giúp tóc sớm mọc khỏe trở lại

Chăm sóc tế bào mầm tóc đúng cách sẽ giúp tóc sớm mọc khỏe trở lại

Để giảm rụng tóc, đồng thời giúp tóc mọc khỏe trở lại, bác sĩ khuyến cáo người từng mắc Covid-19 và người chưa mắc bệnh, đều cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mái tóc. Các nhóm chất được khuyên dùng bao gồm vitamin H (trong đậu phộng, hạnh nhân, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, bông cải trắng…); vitamin B (trong trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu…) và omega-3 (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ…).

Chọn dầu gội phù hợp với da đầu kết hợp massage tóc, hạn chế tạo kiểu, thường xuyên “chống nắng” cho tóc, gội đầu bằng nước lạnh, kết hợp sử dụng các loại tinh dầu, có thể hỗ trợ chăm sóc tóc nhanh khỏe mạnh trở lại.

Quản lý stress cũng là vấn đề quan trọng. Hãy giữ tinh thần lạc quan bằng cách hạn chế tiếp cận các thông tin tiêu cực liên quan đến dịch bệnh, dành thời gian nghỉ ngơi, lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ, tập luyện yoga, thiền, hít thở sâu để cơ thể và tâm trí thư thái.

Bác sĩ Tươi cho rằng các phương pháp chăm sóc tóc thông thường hiện nay đa dạng, dễ thực hiện nhưng chỉ là tác động bên ngoài. Để tác động sâu vào tế bào mầm tóc, cần kết hợp những sản phẩm chăm sóc từ bên trong để kích thích tế bào mầm tóc phát triển, từ đó giảm rụng, tăng mọc tóc.

Qua nhiều năm nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử tế bào, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Cynatine cùng những dưỡng chất tốt để phát triển thành hai công thức chuyên biệt là CLI-α (dành riêng cho nam) và CLI-β (dành riêng cho nữ). Các tinh chất này khi vào cơ thể sẽ tác động sâu vào tế bào mầm tóc, cung cấp những dưỡng chất đặc hiệu để nuôi dưỡng tóc mọc khỏe mạnh, dày mượt, giảm tình trạng rụng tóc, xơ tóc, tóc mọc yếu. Mặc dù vậy, bạn cần chăm sóc tóc thường xuyên và quá trình sử dụng các sản phẩm bổ sung cần kiên trì để tóc có thể mọc khỏe mạnh trở lại.

Theo báo VnExpress

Các bài viết khác

Đột quỵ do đâu mà ra? Dễ thấy nhưng không phải ai cũng biết

Đột quỵ do đâu mà ra? Dễ thấy nhưng không phải ai cũng biết

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến đột quỵ hiện là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong theo thống kê hiện nay. Việc trau dồi kiến thức về các nguyên nhân đột quỵ có thể...
Xem chi tiết
Tiêm Exosome là gì? Tại sao nên lựa chọn phương pháp điều trị Exosome ?

Tiêm Exosome là gì? Tại sao nên lựa chọn phương pháp điều trị Exosome ?

Hiện tại, tiêm Exosome đang là một trong những phương pháp nổi bật nhất trong lĩnh vực y học và nghiên cứu sinh học tế bào. Exosome chứa nhiều dưỡng chất khác nhau cung cấp cho cơ thể giúp...
Xem chi tiết
Rối loạn tim mạch gây xơ vữa động mạch – Tiền đề dẫn đến đột quỵ

Rối loạn tim mạch gây xơ vữa động mạch – Tiền đề dẫn đến đột quỵ

Trong đời sống hiện đại, với lối sống ngày càng bận rộn và áp lực, các vấn đề về sức khỏe tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch, trở nên phổ biến và là nguy cơ hàng...
Xem chi tiết