Phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp (Tai biến mạch máu não)

Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh do tắc mạch não hay xuất huyết não. Bệnh lý này thường gặp ở người lớn tuổi và để lại di chứng nặng nề khó phục hồi, vì vậy cần phải được nhận biết và xử lý sớm.

1. Đột quỵ do tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tai biến mạch máu não là tình trạng máu đến nuôi dưỡng não rất ít hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não). Bệnh thường gặp ở người cao tuổi do nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Dot Quy Va Tai Bien
Tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm

Trên thực tế, đột quỵ não là tình trạng não bị tổn thương một cách đột ngột do thiếu máu. Dù bất kỳ lý do gì nhưng khi thiếu máu lên não thì các tế bào não bộ sẽ ngưng hoạt động và có thể bị chết trong vài phút, tình trạng này khiến cơ thể bị suy yếu, tê bì, mất cảm giác nửa người, không nói được, méo miệng, mắt nhắm không được hoặc hôn mê ngay sau đó, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Nhiều trường hợp đột quỵ não được cứu sống tuy nhiên có thể bị biến chứng như tàn phế, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, rất khó có thể trở lại cuộc sống như một người bình thường.

Một số trường hợp tắc mạch não do mảng xơ vữa ở thành mạch dày dần lên, làm hẹp dần lòng mạch và kết hợp với việc hình thành cục máu đông. Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp có thể gây xuất huyết não làm chảy máu, chèn ép não bộ, đôi khi thấy xuất huyết ở khoang dưới nhện. Thực tế, rất khó để có thể phân biệt được tắc mắc hay vỡ mạch khi chỉ dựa trên các biểu hiện lâm sàng.

Thường tai biến mạch máu não là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, vì thế những người bệnh tăng huyết áp ở độ tuổi trên 55 và có tiền sử mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, thừa cân béo phì, lười vận động và bị stress cần đặc biệt chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ theo hướng dẫn của chuyên gia để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ và để lại di chứng.

2. Cách phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

Bệnh đột quỵ do tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp là cần thiết, nhất các các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để phòng ngừa đột quỵ có hiệu quả,người bệnh cần tuân thủ tốt các nguyên tắc sau:

  • Phòng bệnh đột quỵ do tăng huyết áp cấp một bằng các hành động với mục đích không cho bệnh hoặc tác nhân xấu có cơ hội gây ra bệnh tật.
  • Phòng bệnh đột quỵ do tăng huyết áp cấp hai với mục đích phát hiện ra bệnh ở giai đoạn mới chưa có triệu chứng. Nhờ đó khi áp dụng, các phương thức điều trị có thể trì hoãn hoặc chặn đứng không cho bệnh xảy ra.
  • Phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp cấp ba là để tránh các biến chứng xấu của bệnh mà không may đang mắc phải.

Nếu người bệnh có tiền sử bệnh đái tháo đường, cần duy trì chỉ số đường huyết ở mức trung bình, bởi căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ tai biến, thậm chí từ vong.

Kham Suc Khoe
Cần chủ động thăm khám định kỳ để theo dõi và duy trì huyết áp ổn định

Tuy tăng huyết áp rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể giảm được các biến chứng đột quỵ nếu như người bệnh tuân thủ được các nguyên tắc phòng ngừa, duy trì chế độ, lối sống cũng như duy trì huyết áp ở mức độ bình thường. Do đó, bản thân mỗi người cần theo dõi huyết áp hằng ngày và thực hiện đo huyết áp ít nhất hai lần mỗi năm.

3. Kết luận

Đột quỵ do tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu có sự chuẩn bị phòng ngừa từ sớm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và có phương án xử lý kịp thời. Bệnh nhân có tiền sử bệnh huyết áp nên thường xuyên đo khám định kỳ và tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia trong công cuộc phòng tránh đột quỵ.

Các bài viết khác

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ – Nguyên nhân và cách điều trị

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ – Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay, đột quỵ không chỉ là bệnh thường gặp đối với người già mà ngay cả người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Trong các loại đột quỵ thì đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm...
Xem chi tiết
Chủ động tầm soát để phòng ngừa đột quỵ

Chủ động tầm soát để phòng ngừa đột quỵ

Tầm soát đột quỵ là thực hiện tìm kiếm, phát hiện và chẩn đoán các tổn thương, bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể gây ra cơn đột quỵ một người trong tương lai. Bài viết...
Xem chi tiết
Nam thanh niên bị đột quỵ tử vong do uống nhiều rượu

Nam thanh niên bị đột quỵ tử vong do uống nhiều rượu

Nam thanh niên 29 tuổi ở Hưng Yên dù được cấp cứu và điều trị tích cực nhưng đã tử vong do uống quá nhiều rượu. Ngày 8/1/2021, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc...
Xem chi tiết