Vì sao nhiều người bị rụng tóc hậu Covid-19?

Rụng tóc liên quan tới Covid-19 có thể do căng thẳng tâm lý, làm sản sinh cortisol, thúc đẩy các phản ứng viêm, yếu tố cytokine gây viêm.

Một trong những hội chứng hậu Covid-19 khiến không ít người lo lắng là tình trạng rụng tóc. Tuy rụng tóc không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây kém tự tin về ngoại hình. ThS.BS Vũ Ngọc Quý chia sẻ về những vấn đề đang được quan tâm về rụng tóc hậu Covid-19.

Đối tượng nào cần quan tâm đến vấn đề rụng tóc, thưa bác sĩ?

– Những đối tượng thường bị rụng tóc là người gặp tình trạng hậu Covid; stress; phụ nữ sau sinh; người bị lão hóa, người thường xuyên tác động lực, nhiệt độ, hóa chất lên tóc. Mái tóc có vai trò quan trọng, vì thế, việc chăm sóc tóc luôn cần thiết với mọi người, không phân biệt giới tính, lứa tuổi. Những người có cơ địa đặc biệt như sau Covid-19, sau sinh… thì việc chăm sóc và điều trị tóc còn quan trọng hơn nữa.

Nguyên nhân gây rụng tóc hậu Covid là gì?

– Một số nghiên cứu ca bệnh, chùm ca bệnh năm 2021 đăng tải trên các tạp chí Dermatology Ther, Clin Cosmet Investid Dermatol cho thấy, rụng tóc có liên quan tới nhiễm nCoV có thể do căng thẳng tâm lý, làm sản sinh cortisol, thúc đẩy các phản ứng viêm.

Trong giai đoạn dịch diễn ra, tâm lý lo lắng, căng thẳng do dịch bệnh, do cách ly… vỏ não bị tác động dẫn tới phát sinh stress. Từ đó, nó kích thích trục hormone tuyến yên dưới đồi sản xuất ra một lượng lớn cortisol để bảo vệ cơ thể chống lại stress. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cho nang tóc nhanh chóng chuyển từ giai đoạn anagen sang telogen (là giai đoạn nang tóc nghỉ), do đó, tóc rụng đi nhanh hơn là mọc.

ThS. BS. Vũ Ngọc Quý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu, hiện công tác tại một phòng khám da liễu ở Hà Nội.

ThS. BS. Vũ Ngọc Quý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu, hiện công tác tại một phòng khám da liễu ở Hà Nội.

Ở những bệnh nhân mắc Covid có những nguyên nhân khác là các yếu tố cytokine gây viêm như TNFalpha, interleukin, interferon… tác động vào nang tóc, làm nang tóc cũng nhanh chóng chuyển sang giai đoạn telogen. Ở những bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông, tuần hoàn nuôi dưỡng nang tóc cũng bị ảnh hưởng làm cho giai đoạn anagen bị rút ngắn lại. Ngoài ra, có những nghiên cứu còn cho rằng thuốc điều trị Covid cũng có tác động vào quá trình này.

Tỷ lệ nam và nữ rụng tóc ra sao, thưa bác sĩ?

– Các kiểu rụng tóc hậu Covid thường do tình trạng telogen effluvium, lo lắng, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng… Tỷ lệ rụng tóc ở nam nữ do hậu Covid rất chênh lệch giữa hai giới. Nam chỉ chiếm 1/5 so với nữ.

Rụng tóc là biểu hiện phổ biến ở những bệnh nhân Covid. Ảnh: Shutterstock

Rụng tóc là biểu hiện phổ biến ở những bệnh nhân Covid. Ảnh: Shutterstock

Nhiều người lo lắng rụng tóc do hậu Covid dẫn đến hói đầu thì cải thiện thế nào?

– Tuy cơ chế rụng tóc hậu Covid khá phức tạp nhưng chúng ta có thể thay đổi được tình hình. Tùy cơ địa mỗi người mà tình trạng rụng tóc có thể nhiều hay ít và không cần quá lo lắng. Hiện có khá nhiều phương pháp cải thiện được vấn đề rụng tóc hậu Covid như tiêm meso, uống thực phẩm bổ sung hoặc bôi thoa… Một người trung bình một ngày rụng khoảng 50-100 sợi tóc. Khi vượt quá số lượng này, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám.

Mọi người có thể sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc các sản phẩm bôi thoa để hỗ trợ mọc tóc ngay từ sớm và duy trì xuyên suốt quá trình điều trị. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bôi thoa như dầu gội, dầu xả, serum giúp tăng cường dưỡng chất, kích thích mọc tóc và chống rụng tóc. Trường hợp không quá nghiêm trọng vẫn có thể sử dụng các sản phẩm trên để duy trì cung cấp mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt.

Theo Báo Vnexpress

Các bài viết khác

Chuyên gia nói gì về nguy cơ đột quỵ do stress

Chuyên gia nói gì về nguy cơ đột quỵ do stress

“Lúc trước khi nói đến đột quỵ thì người ta nghĩ đến bệnh lý của người già khi tăng huyết áp, tim mạch… nhưng thời gian gần đây thì người trẻ mắc đột quỵ do stress gia tăng, có...
Xem chi tiết
Đến viện tái khám muộn, người đàn ông đột quỵ ngay trước mặt bác sĩ

Đến viện tái khám muộn, người đàn ông đột quỵ ngay trước mặt bác sĩ

Người đàn ông bị rung nhĩ nhưng ngưng thuốc 2 ngày và tái khám muộn. Khi đang được bác sĩ thăm khám, ông bất ngờ bị đột quỵ với các biểu hiện liệt nửa người, méo miệng, nói đớ....
Xem chi tiết
Rối loạn lipid máu gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người trẻ

Rối loạn lipid máu gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người trẻ

Thống kê từ Tổng hội Y học Việt Nam, gần 50% người trưởng thành tại các đô thị bị rối loạn mỡ máu, trong đó có phần lớn người trẻ, người gầy và thậm chí có người hoàn toàn...
Xem chi tiết