Tăng sắc tố sau mụn, giải pháp nào điều trị hiệu quả?

BS CK2 Ngô Thị Ngọc Vân đang công tác tại Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tăng sắc tố sau mụn khiến da bị thâm, sậm màu và hình thành sẹo. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thâm sau mụn gồm các phương pháp tự nhiên, phương pháp nội khoa và thẩm mỹ.

Tăng sắc tố sau mụn là tình trạng tăng sắc tố tạm thời sau tổn thương mụn viêm. Nguyên nhân của tăng sắc tố là do sự gia tăng sinh melanin quá mức để bảo vệ da trong quá trình lành thương. Biểu hiện là các dát hoặc đốm màu nâu đen tại vị trí thương tổn da do mụn đã lành. Độ thâm, màu sắc của tăng sắc tố cũng khác nhau tùy theo lượng melamine và vị trí xuất hiện ở lớp nào trong da.

Đôi khi tình trạng tăng sắc tố sau viêm do mụn làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu hơn cả mụn trứng cá. Tăng sắc tố sau mụn có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nhóm người có tông màu da tối thường có nguy cơ bị tăng sắc tố nhiều hơn và sậm màu hơn ở những vùng phơi bày ánh sáng. Theo BS CK2 Ngô Thị Ngọc Vân, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược, để hạn chế thâm và sẹo sau mụn, cần điều trị sớm mụn trứng cá, không nặn mụn vì có thể làm tổn thương da, khiến da bị viêm, tình trạng mụn nặng hơn và hình thành sẹo. Tiếp theo, cần điều trị tăng sắc tố sau mụn càng sớm càng tốt để đẩy nhanh tốc độ mờ thâm.

Tăng sắc tố sau mụn, giải pháp nào điều trị hiệu quả?
Tăng sắc tố sau mụn, giải pháp nào điều trị hiệu quả?

BS CK2 Ngô Thị Ngọc Vân cho biết có nhiều phương pháp điều trị thâm sau mụn, bao gồm các phương pháp tự nhiên, phương pháp nội khoa và thẩm mỹ.

Các phương pháp tự nhiên thường có hiệu quả chậm, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt hiệu quả như bôi: nha đam, mật ong, dầu dừa,… Những hoạt chất này có tác dụng cấp ẩm, dịu da, mờ thâm.

Các phương pháp nội khoa như sử dụng thuốc bôi và uống có thể giúp điều trị thâm sau mụn hiệu quả. Một số phương pháp thuốc bôi được sử dụng để điều trị thâm sau mụn có thể kể đến như azelaic acid, cysteamine, vitamin C (ascorbyl palmitate), retinoids (retinyl palmitate), glucosamine hay chiết xuất thiên nhiên như từ rong biển (Laminaria japonica), hạt nho (Vitis vinifera), hoa cúc (Calendula officinalis)… Những hoạt chất này giúp kích thích sản sinh collagen, tăng sự thay mới của tế bào da và giảm sắc tố melanin.

Kem xóa mờ thâm, rỗ, lõm chứa các thành phần như glucosamin hay chiết xuất hành tây, rong biển, hạt nho, hoa cúc… giúp điều trị thâm sau mụn hiệu quả
Kem xóa mờ thâm, rỗ, lõm chứa các thành phần như glucosamin hay chiết xuất hành tây, rong biển, hạt nho, hoa cúc… giúp điều trị thâm sau mụn hiệu quả

Một số loại thuốc uống cũng có thể giúp làm giảm tình trạng tăng sắc tố sau mụn như isotretinoin, vitamin C, glutathione,… Ngoài ra việc hạn chế để vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sắc tố da và khiến thâm sẹo sau mụn trở nên đậm màu hơn. Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên trước khi ra ngoài trời.

Song song, các phương pháp thẩm mỹ như peel da tái tạo với Glycolic acid (AHA): để loại bỏ lớp da trên bề mặt để loại bỏ tế bào da chết, kích thích sự phát triển của các tế bào và tái tạo làn da mới giúp làn da đều màu, giảm các sắc tố. Điều trị với laser, ánh sáng xung cường độ cao (IPL) có thể hữu ích trong điều trị tăng sắc tố thượng bì nhưng đôi khi cũng có thể làm tệ hơn tăng sắc tố sau viêm nếu làm tổn thương thượng bì. Ngoài ra sử dụng mỹ phẩm che khuyết điểm nhằm che đi các đốm đen cũng được xem là giải pháp tạm thời. Nên sử dụng kem che khuyết điểm không thấm nước, lâu trôi, không nhờn và không gây mụn.

Cuối cùng, BS CK2 Ngô Thị Ngọc Vân kết luận, dù đến hiện tại không có phương pháp đặc trị tăng sắc tố sau mụn cụ thể nhưng phối hợp các giải pháp có thể giảm nhanh các vết thâm do mụn và sẹo mụn. Cần lưu ý, quá trình phai màu của tăng sắc tố sau mụn cần phải có thời gian. Có một số đốm thâm có thể mờ dần mà không cần điều trị trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Riêng tăng sắc tố sau mụn nằm sâu trong lớp trung bì của da có thể khó điều trị hơn và thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn. Vì vậy, cần kiên trì thực hiện các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả như mong muốn. Có nhiều phương pháp điều trị thâm sau mụn, cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng thâm của mình và nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Theo Báo Thanh Niên

Các bài viết khác

Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa đột quỵ khi trời trở lạnh

Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa đột quỵ khi trời trở lạnh

Theo một số nghiên cứu, khi thời tiết trở lạnh, số lượng bệnh nhân đột quỵ não có xu hướng gia tăng. Các chuyên gia nhấn mạnh, nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%, đặc biệt khi nhiệt độ...
Xem chi tiết
Đột quỵ nhỏ – Đừng thấy dấu hiệu thoáng qua mà chủ quan!

Đột quỵ nhỏ – Đừng thấy dấu hiệu thoáng qua mà chủ quan!

Các nhà khoa học đã chứng minh được cơn đột quỵ nhẹ chính là tín hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Theo số liệu thống kê, sau khi gặp cơn đột quỵ nhẹ, có tới 50% bệnh nhân bị...
Xem chi tiết
Tử vong do nguyên nhân bệnh tim mạch ngày càng tăng

Tử vong do nguyên nhân bệnh tim mạch ngày càng tăng

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người chết vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. “Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, dù ở...
Xem chi tiết