Những dấu hiệu đột quỵ không phải ai cũng biết!

Đột quỵ được xem là một trong những bệnh lý liên quan đến não nguy hiểm nhất hiện nay. Theo thống kê hằng năm có khoảng 13 triệu người bị đột quỵ và có đến 5,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể nắm rõ được các dấu hiệu đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đột quỵ và các dấu hiệu đột quỵ.

1. Đặc điểm bệnh lý học của đột quỵ

Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính với các triệu chứng đột quỵ não xuất hiện một cách đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao bởi đột quỵ khiến cho tế bào não bị tổn thương hoặc chết tế bào não.

Bệnh nhân có thể bị đột quỵ ở bất cứ thời điểm nào và độ tuổi nào. Người bị đột quỵ thường đột ngột rơi vào trạng thái hôn mê, đổ gục xuống và phải đối mặt với các di chứng nguy hiểm như tàn tật suốt đời, thậm chí có thể gây đến tử vong.

Tuy nhiên đột quỵ là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa trước được nếu bệnh nhân được tầm soát sớm để phát hiện ra các yếu tố nguy cơ cao giúp giảm thiểu các biến chứng, rút ngắn thời gian điều trị của bệnh.

Dau hieu dot quy
Cần chú ý những dấu hiệu để xử lý đột quỵ kịp thời

2. Các dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý

2.1. Dấu hiệu đột quỵ khái quát nhất

  • Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực đột nhiên giảm sút, mắt nhìn mờ hoặc hoa mắt ở một bên hoặc 2 bên mắt
  • Dấu hiệu ở mặt: Cơ mặt có dấu hiệu bị mất cân xứng hai bên khiến cho mặt bị lệch đi, miệng và nhân trung lệch hẳn sang 1 bên so với bình thường. Các cơ 1 bên mặt yếu bị rủ xuống khiến cho má bị xệ
  • Dấu hiệu ở tay: Bệnh nhân cảm thấy tay bị tê mỏi, khó vận động như cầm, nắm. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy một bên người khó vận động như nhấc chân đi lại
  • Dấu hiệu giọng nói: Bệnh nhân đột ngột nói ngọng, nói lắp, nói không rõ tiếng, khàn giọng và miệng tê cứng khó mở lời

2.2. Dấu hiệu đột quỵ do thiếu máu cục bộ

  • Đau đầu dữ dội và đột ngột kèm theo chóng mặt
  • Một bên tay chân bị tê bì, yếu vận động kèm theo một bên mặt bị lệch do yếu cơ
  • Một bên mắt thị lực bị giảm đột ngột như nhìn mờ, hoa mắt
  • Mất giọng nói đột ngột hoặc nói ngọng, nói khó nghe đôi khi không kiểm soát được lời nói
  • Mất nhận thức đột ngột, hay quên hoặc lú lẫn
  • Cơ thể mất thăng bằng, đi lại khó khăn
  • Dấu hiệu nhận thức: Bệnh nhân đột ngột có biểu hiện rối loạn trí nhớ, hay quên hoặc không nhớ được những việc trước đó. Đồng thời tai bắt đầu cảm giác ù đi, không nghe rõ âm thanh
  • Dấu hiệu thần kinh: Bệnh nhân đau đầu đột ngột một cách dữ dội mà không rõ nguyên nhân
mat mo dot ngot
Mắt bị mờ đột ngột cũng là dấu hiệu đột quỵ

2.3. Dấu hiệu đột quỵ do xuất huyết não

  • Đau đầu dữ dội và đột ngột kèm theo chóng mặt, khó nuốt
  • Một cơ thể bị tê bì chân tay đột ngột
  • Buồn nôn và nôn
  • Giảm nhận thức xung quanh một cách đột ngột, không được tỉnh táo
  • Xuất hiện co giật
  • Đột ngột mất ý thức hoặc rơi vào trạng thái hôn mê

2.4. Dấu hiệu đột quỵ nhỏ – cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng bệnh lý gần giống như triệu chứng đột quỵ nhưng xuất hiện một cách thoáng qua và bệnh nhân hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trong y khoa tình trạng này còn được gọi là đột quỵ nhỏ hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua với tên tiếng anh là Transient Ischemic Attack – TIA. 

Dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua:

  • Đột ngột hoa mắt, chóng mặt.
  • Khó mở miệng để nói chuyện gây khó khăn cho việc giao tiếp.
  • Mắt mờ, không nhìn rõ hoặc tối sầm lại.
  • Tê bì chân tay, lưỡi, cằm ở một bên nửa người hoặc là cả hai bên.

3. Quy tắc BEFAST giúp bạn nhận biết các dấu hiệu đột quỵ

BEFAST là quy tắc giúp nhận biết một cách nhanh nhất và có hướng xử trí kịp thời đối với bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh đột quỵ não. Quy tắc này được thực hiện bằng cách quan sát các biểu hiện trên các vị trí trên cơ thể kèm theo biểu hiện của bệnh.

  • B (Balance – Thăng bằng): Bệnh nhân bị mất thăng bằng, cơ thể đứng không vững
  • E (Eye – Mắt): Mắt mờ, yếu, thị lực đột ngột suy giảm
  • F (Face – Mặt): Khuôn mặt mất cân đối, méo lệch về một bên khi cười, cơ mặt bị yếu
  • A (Arm – Tay): Vận động tay,chân một cách khó khăn hoặc không thể cử động được ở một bên cơ thể.
  • S (Speech – Giọng nói): Bệnh nhân nói ngọng, nói dính chữ,hoặc khàn giọng đột ngột.
  • T (Time- Thời gian): Nếu bệnh nhân có 3 biểu hiện trên cùng lúc lập tức đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu y khoa và xử trí kịp thời.

Trên đây là những dấu hiệu đột quỵ rất quan trọng mà người bệnh và người nhà bệnh nhân nên ghi nhớ thật kỹ. Đặc biệt, việc chủ động thăm khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm các biến chứng có thể gây ra bởi đột quỵ não, do vậy hãy chú ý kiểm tra sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ sớm nhất có thể.

Các bài viết khác

Nhịn ăn gián đoạn tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ, đau tim?

Nhịn ăn gián đoạn tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ, đau tim?

Theo một nghiên cứu mới, việc hạn chế ăn uống trong khoảng thời gian ngắn 8 giờ mỗi ngày (16 giờ nhịn ăn) có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ cao hơn....
Xem chi tiết
Mối liên hệ giữa huyết áp cao và đột quỵ não

Mối liên hệ giữa huyết áp cao và đột quỵ não

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, và ngược lại, người từng bị đột quỵ có thể bị tăng huyết áp do biến chứng. Vậy mối liên hệ giữa huyết áp cao và...
Xem chi tiết
Trời rét đậm, số lượng bệnh nhân tai biến gia tăng

Trời rét đậm, số lượng bệnh nhân tai biến gia tăng

Tại Bệnh viện Bạch Mai, số ca nhập viện do các bệnh lý đột quỵ não, chảy máu dưới nhện, huyết khối tĩnh mạch… tăng 10-15%. Trong khi đó tại Bệnh viện E ghi nhận ca đột quỵ não...
Xem chi tiết