Tắc động mạch ngoại biên – âm thầm nhưng nguy hiểm

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tương đối phổ biến ở người cao tuổi. Tuy âm thầm và khó nhận biết, căn bệnh này khá nguy hiểm và để lâu có thể dẫn đến bệnh lý đột quỵ. Vậy bệnh tắc động mạch ngoại biên là gì và nó nguy hiểm như thế nào?

1. Bệnh tắc động mạch ngoại biên là gì?

Phần lớn động mạch bị tắc thường là động mạch đùi, tiếp theo là động mạch khoeo, động mạch chày sau, động mạch chày trước.

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh là do các mảng vữa xơ, gây hẹp hoặc gây tắc lòng mạch, làm giảm lượng máu đến hai chân.

Bệnh động mạch ngoại biên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến hoại tử đầu ngón chân, thậm chí phải tháo khớp hoặc cắt cụt chân.

Dong Mach Ngoai Bien
Tắc động mạch ngoại biên nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

2. Biểu hiện của bệnh tắc động mạch ngoại biên

Triệu chứng thông thường của bệnh động mạch ngoại biên là đau chân cách hồi, tức là đau, khó chịu, bị chuột rút ở hông, đùi, bắp chân khi đi bộ, khi tập thể dục hoặc leo cầu thang.

Triệu chứng này sẽ giảm khi ngừng vận động, mặc dù điều này có thể mất một vài phút. Bệnh dễ bị bỏ sót vì nhiều người cho rằng đau chân là dấu hiệu bình thường của lão hóa, hoặc nghĩ rằng do bệnh viêm khớp, đau thần kinh tọa.

Hơn nữa, chỉ 1/3 bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên là có biểu hiện triệu chứng, còn lại bệnh diễn biến thầm lặng. Có thể nói tắc động mạch ngoại biên là kẻ giết người thầm lặng.

3. Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh tắc động mạch ngoại biên

  • Người hay hút thuốc lá: có nguy cơ bị bệnh cao gấp 4 lần những người không hút thuốc
  • Người thừa cân béo phì: thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ngay cả khi họ không có yếu tố nguy cơ khác.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường: bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bị bệnh động mạch ngoại biên cũng như các bệnh tim mạch khác.
  • Người bị cholesterol trong máu cao: cholesterol cao góp phần gia tăng các mảng bám trong động mạch, làm giảm đáng kể lưu lượng máu chảy. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch.
  • Người bị tăng huyết áp: tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên.

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tắc động mạch ngoại biên

4.1. Cách điều trị bệnh

Điều trị bệnh động mạch ngoại biên chủ yếu là nội khoa bằng các thuốc điều trị triệu chứng đau cách hồi như cilostazol 100mg, dùng 2 viên một ngày; naftidrofuryl oxalat: uống 2-3 lần một ngày, mỗi lần 1 viên.

Điều trị tái thông: can thiệp nội mạch và phẫu thuật mạch máu, được chỉ định trong trường hợp:

  • Cần can thiệp sớm với những trường hợp có thiếu máu đe dọa chi như đau khi nghỉ, loét chân do thiếu máu, hoại tử.
  • Không đáp ứng với phương pháp luyện tập chức năng và thuốc.
  • Đau chân nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Việc lựa chọn tái thông bằng can thiệp nội mạch hay phẫu thuật phụ thuộc tuổi, bệnh mắc kèm, dạng tổn thương.

Dong Mach Ngoai Bien
Cần can thiệp sớm để điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên

4.1. Cách phòng ngừa bệnh

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: bỏ thuốc lá, giảm cân nếu quá cân (bằng tập luyện thể thao và chế độ ăn hợp lý, tăng cường rau quả, hạn chế mỡ động vật); kiểm soát huyết áp (thường xuyên đo huyết áp và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi bị tăng huyết áp); kiểm soát đường máu bằng đo đường máu hàng ngày; điều trị tăng lipid máu và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên bằng các thuốc kháng tiểu cầu.

Có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên: tập thể dục thường xuyên giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần số của các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch khác. Có thể bắt đầu từ từ bằng đi bộ cho đến khi thấy đau thì nghỉ một lát rồi lại tiếp tục bài tập, ít nhất 30 phút đi bộ. Mỗi đợt tập 3 lần một tuần và kéo dài trong 3 tháng. Việc luyện tập thời gian đầu có thể đau và khó chịu, tuy nhiên nếu kiên trì, sẽ dần dần cải thiện đáng kể các triệu chứng và có thể đi lâu hơn mà không bị đau.

5. Kết luận

Tóm lại, bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn, thậm chí là không có triệu chứng dẫn đến dễ bị bỏ sót.Nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh nên chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm để chẩn đoán sớm bệnh động mạch ngoại biên, đặc biệt có thể thực hiện tầm soát đột quỵ sau khi nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên gia để phòng ngừa rủi ro đột quỵ về sau.

Các bài viết khác

Kiểm soát bệnh rối loạn lipid máu để phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát bệnh rối loạn lipid máu để phòng ngừa đột quỵ

Rối loạn lipid máu là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng mà hàng triệu người trên khắp thế giới đang phải đối mặt. Mức độ lipid (mỡ) cao trong máu có thể gây ra nhiều nguy...
Xem chi tiết
Hệ thống thiết bị hiện đại và kỹ thuật y học tiên tiến

Hệ thống thiết bị hiện đại và kỹ thuật y học tiên tiến

Hệ thống y tế Sakura Healthcare sử dụng hệ thống máy móc và trang thiết bị y tế vô cùng hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, đảm bảo chính xác trong công tác soi chụp cũng như...
Xem chi tiết
Những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não

Những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ có 2 dạng chính là đột quỵ do xuất huyết não và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Mặc dù ít phổ biến hơn đột quỵ thiếu máu, đột quỵ xuất huyết não lại cực kỳ...
Xem chi tiết