Nam thanh niên bị đột quỵ tử vong do uống nhiều rượu

Nam thanh niên 29 tuổi ở Hưng Yên dù được cấp cứu và điều trị tích cực nhưng đã tử vong do uống quá nhiều rượu.

Ngày 8/1/2021, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai),  cho biết tại đây vừa điều trị cho một nam thanh niên 29 tuổi quê ở Hưng Yên bị ngộ độc rượu. Do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã tử vong.

Trước đó, khoảng 2 giờ chiều 2/1, thanh niên này có đi uống rượu cùng bạn. Khoảng 4 giờ chiều, anh này về nhà ngủ. Tối gia đình gọi có dậy ăn tối, nhưng anh này nói không muốn ăn. Đến sáng 3/1, khi người nhà vào gọi dậy thì nam thanh niên này đã không có phản xạ, chân tay lạnh, duỗi cứng…

Ngay sau đó, người thân đưa bệnh nhân đến bệnh viện huyện để cấp cứu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp, đường máu thấp, phải đặt nội khí quản. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não cho thấy có tổn thương não lan tỏa ở hai bên. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi bị đột quỵ và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai tối 4/1 trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hoá, tiêu cơ vân nặng kèm hội chứng suy thận.

Theo bác sĩ Nguyên, tại đây bệnh nhân được điều trị hồi sức, lọc máu nhưng vẫn hôn mê sâu, tụt huyết áp, tổn thương não nặng không hồi phục. Sáng 6/1, gia đình xin cho bệnh nhân về vì không có khả năng cứu chữa. Bệnh nhân tử vong sau đó.

Bác sĩ Nguyên cho biết, đây chỉ là một trong số hàng chục trường hợp tử vong do ngộ độc rượu thông thường (rượu Ethanol). Hầu hết các bệnh nhân ngộ độc rượu dẫn đến tử vong là người trong độ tuổi lao động, phần lớn là thanh niên. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do uống nhiều rượu dẫn mức hạ đường huyết.

Uong Ruou
Bác sĩ đang xem phim chụp não bệnh nhân

“Thành phần Ethanol trong rượu sẽ gây hạ đường huyết trong khi bản thân người uống rượu lại không ăn (tinh bột, đạm) trong quá trình uống rượu hoặc đến khi về nhà ngủ luôn và không muốn ăn gì. Đây là lý do khiến đường huyết giảm sâu, nếu cơ thể người đó lại gầy gò không có năng lượng dự trữ sẽ bị suy kiệt và tử vong do hạ đường huyết. Ngoài ra, người uống quá nhiều rượu sẽ khiến thần kinh bị ức chế khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Khi trung tâm hô hấp bị ức chế dẫn đến thở yếu, khò khè, thiếu ôxy, tổn thương não và tử vong”- bác sĩ Nguyên giải thích.

Theo bác sĩ Nguyên, không uống rượu là cách tốt nhất để dự phòng nguy cơ ngộ độc rượu, nhưng trong trường hợp gia đình có người thân hoặc bạn bè uống rượu, cách tốt nhất là bắt họ ăn thêm tinh bột hoặc uống thêm nước trái cây, uống sữa, nữa canh, nước cháo loãng…. để bù năng lượng cho cơ thể. “Với các loại thuốc giải rượu được hầu như không có tác dụng trong việc chống say, giải rượu như quảng cáo. Do đó cách tốt nhất là không lạm dụng rượu bia, nhất là trong thời điểm cận Tết nguyên đán”- bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Với những người uống rượu, dấu hiệu ngộ độc thường là gọi hỏi, nói rất hạn chế, chỉ nói một số từ, không thể đi lại được, không thể tự đi, lơ mơ, thở khò khè, chậm chạp, lờ đờ, ngồi một chỗ, co giật, nôn ọe nhiều lần, đau đầu… Những trường hợp uống nhiều rượu nếu không thể tự ăn hoặc có dấu hiệu trên sau khi uống rượu cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Theo Báo Người lao động

Các bài viết khác

Quy tắc FAST giúp nhận biết dấu hiệu đột quỵ và đối phó kịp thời

Quy tắc FAST giúp nhận biết dấu hiệu đột quỵ và đối phó kịp thời

Quy tắc FAST là một phương pháp đơn giản và dễ nhớ để nhận diện triệu chứng đột quỵ và ứng phó kịp thời. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về quy tắc FAST và tầm quan trọng...
Xem chi tiết
Kết nối đội ngũ chuyên gia 2 nước Việt Nam – Nhật Bản

Kết nối đội ngũ chuyên gia 2 nước Việt Nam – Nhật Bản

Hệ thống y tế Sakura Healthcare tự hào có đội ngũ bác sĩ cố vấn đầu ngành, hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong các Bệnh viện tuyến Trung ương trên cả nước như Bệnh viện...
Xem chi tiết
Những yếu tố liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao

Những yếu tố liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao

Những yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn lượng đường trong máu, mức cholesterol cao; thừa cân béo phì đều có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Đột quỵ có thể để lại nhiều...
Xem chi tiết