Đột quỵ là gì? Hiểu đúng các vấn đề liên quan đến đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh lý nghiêm trọng, là nguyên nhân số một gây ra tử vong theo nghiên cứu mới nhất hiện nay. Bệnh đột quỵ có xu hướng gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây lại xuất hiện nhiều hơn ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Bởi tính chất nguy hiểm như vậy mà việc tìm hiểu chính xác đột quỵ là gì sẽ vô cùng cần thiết và quan trọng đối với tất cả mọi người.

1. Đột quỵ là gì?

Trả lời cho câu hỏi đột quỵ là gì, thì theo nghĩa thông thường, đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ con người bị tổn thương nghiêm trọng. Hai nguyên nhân chính về mặt sinh học là do quá trình cung cấp máu não bị gián đoạn hoặc mạch máu cấp máu bị vỡ. Trong vài phút nếu như không được cung cấp đủ máu trở lại thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại.

2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ là gì?

Nhận biết các dấu hiệu sớm của đột quỵ giúp người bệnh tiếp cận điều trị sớm hơn, giúp tăng tỷ lệ sống sót và giảm thương tật về sau. Nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây, đừng chủ quan mà hãy ngay lập tức tới phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra sức khỏe::

Thứ nhất, dấu hiệu rất rõ là bị liệt mặt: Biểu hiện của liệt là mặt và miệng méo xệch sang một bên, không huýt sáo được, nếp nhăn mũi má dần bị mờ, có thể kèm theo tình trạng mắt không nhắm hẳn được.

Liet Mot Ben Mat
Liệt một bên mặt là dấu hiệu nhận biết đột quỵ

 

Thứ hai, bị tê yếu nửa người: Người bệnh cảm thấy tê bì, khó khăn khi đi lại và khi cầm nắm đồ vật

Thứ ba, bị đau đầu: một dấu hiệu cũng rất hay gặp, đặc biệt là trong xuất huyết não là đau đầu dữ dội đi kèm với hoa mắt chóng mặt 

Thứ tư, khó nói, nói ngọng: Đột quỵ khiến cho các dây thần kinh và vùng não chi phối ngôn ngữ bị tổn thương từ đó dẫn đến nói năng không được bình thường

Thứ năm, suy giảm thị lực: Dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nếu kết hợp với các triệu chứng trên thì khả năng đột quỵ là khá cao.

Bên cạnh đó, dấu hiệu của cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua cũng tương tự như dấu hiệu đột quỵ, tuy nhiên sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và tự biến mất, thường là không phát hiện tổn thương trên não.

3. Yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ là gì?

Về mặt sinh học, đột quỵ gây ra bởi 2 nguyên nhân, ngoài ra không có nguyên nhân nào cụ thể. Tuy nhiên khi người bệnh gặp phải các yếu tố nguy cơ sau khả năng bị đột quỵ là khá cao. 

Vậy nguy cơ dẫn đến đột quỵ là gì? Có những nguy cơ đáng lưu ý như sau:

  • Do tuổi tác: Người trẻ cũng có thể bị đột quỵ, nhưng phần lớn người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Khoảng sau 50 tuổi, chu kỳ cứ mỗi 10 năm thì nguy cơ bị đột quỵ sẽ tăng gấp đôi.
  • Do giới tính: Theo các nghiên cứu, nam giới thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
  • Do tiền sử bệnh án: Nếu gia đình từng có người bị đột quỵ thì khả năng gặp lại ở thế hệ sau có thể tăng
  • Do bệnh lý mãn tính: Một số bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ là đái tháo đường; các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp; mỡ máu.
  • Do tình trạng quá cân: Người bị thừa cân hay béo phì dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa, mỡ máu, tim mạch từ đó có thể gây ra đột quỵ
  • Do thói quen hút thuốc: Các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo rằng những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với bình thường
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh: Xảy ra nhiều ở người trẻ khi ăn uống không điều độ, chế độ ăn thiếu cân bằng dưỡng chất.

Ngoài ra còn do thiếu vận động: Việc lười vận động khiến bạn gia tăng nguy cơ bệnh lý mãn tính và là một trong những yếu tố dẫn đến đột quỵ.

4. Cần làm gì khi thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ?

Cách sơ cứu người bị đột quỵ ra sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi nếu biết sơ cứu đúng cách trong lúc chờ cấp cứu sẽ giúp gia tăng cơ hội sống sót và giảm biến chứng cho người bệnh. Tôn chỉ trong cấp cứu đột quỵ là gì? Đó là “Thời gian là não” (Time is brain).

Thoi Gian La Nao
Tôn chỉ trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian là não

 

Do đó, bạn cần thực hiện ngay những điều sau khi thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ: 

  • Cần phải nhanh chóng gọi cấp cứu hay đưa người bệnh tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
  • Đỡ người bệnh tránh bị ngã, nếu tỉnh táo nên để tư thế đầu cao 30 độ. Nếu bệnh nhân bị nôn, nên để tư thế quay đầu về một bên.
  • Nới lỏng quần áo, tránh ồn ào và nếu người bệnh tỉnh táo hãy an ủi động viên.
  • Đối với người bệnh bị hôn mê, bạn cần đánh giá đường thở, nhịp thở và tim mạch của người bệnh. Tiến hành sơ cứu cho người bệnh khi bạn thực sự có thể làm được, nếu không hãy bình tĩnh gọi nhờ trung tâm hướng dẫn và chờ xe cấp cứu.

5. Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về đột quỵ và phòng tránh cho gia đình và người thân. Việc hiểu rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đột quỵ giúp nâng tầm kiến thức trong phòng ngừa, giúp chủ động xử lý các vấn đề bệnh lý và đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt, đây cũng là cơ sở để mọi người tìm hiểu về tầm soát đột quỵ – phương án đang rất được các chuyên gia y tế khuyên dùng hiện nay.

Các bài viết khác

Bạn nên biết: 5 bài tập phòng chống đột quỵ đơn giản tại nhà

Bạn nên biết: 5 bài tập phòng chống đột quỵ đơn giản tại nhà

Sự nguy hiểm của đột quỵ là không thể bàn cãi, do đó việc quan tâm phòng chống đột quỵ ngay từ khi chưa nhen nhóm luôn được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, bên cạnh việc điều chỉnh...
Xem chi tiết
Sự thay đổi đột ngột về mặt vận động: 1 Dấu hiệu đột quỵ

Sự thay đổi đột ngột về mặt vận động: 1 Dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ, được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tàn tật trên toàn cầu, thường có một dấu hiệu đột quỵ rất rõ là sự thay đổi đột ngột về...
Xem chi tiết
7 bệnh tim mạch thường gặp có thể gây nguy cơ đột quỵ

7 bệnh tim mạch thường gặp có thể gây nguy cơ đột quỵ

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm nhưng vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ...
Xem chi tiết