Cách xử trí khi gặp bệnh nhân đột quỵ

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là vấn đề thời sự đang được quan tâm. Bệnh có tính chất nguy hiểm đến tính mạng nếu chần chừ, trì hoãn việc cấp cứu. Cần nắm rõ dấu hiệu, cách xử trí ban đầu để hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đột quỵ não là tình trạng tắc đột ngột mạch máu não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.

1. Cách phát hiện bệnh nhân đột quỵ

Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc BEFAST:

  • B (Balance): Thăng bằng – Quan sát người bệnh xem có gặp khó khăn trong việc đi đứng và giữ thăng bằng cho cơ thể hay không.
  • E (Eye): Mắt – Người đột quỵ có thể bị ảnh hưởng thị lực, khiến mắt mờ, nhìn kém đột ngột.
  • F (Face): Khuôn mặt – Yêu cầu người nghi ngờ đột quỵ cười hoặc để lộ răng. Xem khuôn mặt của họ có bị méo mó ở một bên không? Một bên mặt trở nên chảy xệ hoặc mắt bị sụp xuống có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • A (Arms): Cánh tay – Yêu cầu người bệnh giơ cả hai cánh tay lên. Có một cánh tay không thể nâng lên hoặc bị rơi xuống, không thể giơ hai tay lên cao qua khỏi đầu là một trong những dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất.
  • S (Speech): Lời nói – Người có dấu hiệu đột quỵ thường khó phát âm một câu đơn giản. Người bệnh có thể nói lắp, khó hiểu hoặc họ không thể nói gì cả.
  • T (Time): Thời gian – Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của đột quỵ, thậm chí chỉ một trong số chúng, cần gọi cấp cứu ngay lập tức (gọi số 115). Mỗi phút đối với người bị đột quỵ đều quý giá và việc điều trị sớm có thể giúp giảm thiểu tổn thương ở não và tăng cơ hội phục hồi.

Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu chân tay, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.

Befast
Dấu hiệu BEFAST nhận biết đột quỵ

2. Cách xử trí khi gặp bệnh nhân đột quỵ

2.1. Những việc nên làm

– Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. 

– Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có để có thể chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.

– Trong quá trình chờ xe nên thực hiện sơ cứu (nếu bệnh nhân rơi vào hôn mê) theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Quỳ xuống 1 bên nạn nhân, đặt tay nạn nhân vuông góc
  • Bước 2: Kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
  • Bước 3: Kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó kéo nạn nhân quay về phía mình
  • Bước 4: Hoàn thành tư thế hồi sức
Tu The Hoi Suc
Tư thế hồi sức cho bệnh nhân đột quỵ

2.2. Những việc không nên làm

– Thực hiện cạo gió, chích máu đầu ngón tay

– Chờ đến khi bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu

3. Nguyên tắc “Thời gian là não” trong cấp cứu và xử trí khi gặp bệnh nhân đột quỵ

Trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não bị mất đi khoảng 2 triệu tế bào, mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với ba năm rưỡi. Bởi vậy “thời gian là não” đối với bệnh nhân đột quỵ.

Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ. Nếu được cấp cứu trong vòng 4,5 giờ bệnh nhân có thể được tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết truyền tĩnh mạch, nếu trong vòng 6 giờ, bệnh nhân bị tắc mạch não lớn có thể được tái thông bằng dụng cụ cơ học, giúp bệnh nhân hồi phục hoặc giảm thiểu các di chứng.

Các bài viết khác

Bệnh mạch máu ngoại biên và nguy cơ đột quỵ – Hiểu biết để phòng tránh

Bệnh mạch máu ngoại biên và nguy cơ đột quỵ – Hiểu biết để phòng tránh

Bệnh mạch máu ngoại biên (Peripheral Artery Disease – PAD) là một tình trạng y tế phổ biến, nhưng thường ít được chú ý, nơi mà các động mạch bị hẹp và giảm lưu lượng máu đến các chi,...
Xem chi tiết
Đi lại khó khăn có thể là 1 dấu hiệu bị đột quỵ

Đi lại khó khăn có thể là 1 dấu hiệu bị đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng y khoa cấp cứu, nơi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, gây ra tổn thương não nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến và quan trọng của...
Xem chi tiết
Cách nhận biết và phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân đái tháo đường

Cách nhận biết và phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao bị đột quỵ, một tình trạng y tế nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Vậy...
Xem chi tiết