Tìm hiểu quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm thường để lại biến chứng cho bệnh nhân do sự tổn thương các phần khác nhau của não, ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể và ý thức. Vì vậy, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu về quá trình phục hồi cho người bệnh sau khi điều trị đột quỵ qua bài viết dưới đây.

1. Sơ lược về đột quỵ não

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý xảy ra do sự tổn thương mạch máu não một cách đột ngột, có thể do nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch máu gây nên tình trạng thiếu oxy cung cấp cho não bộ. 

Những triệu chứng của đột quỵ não thường tồn tại trên 24 giờ hoặc cũng có thể dẫn đến tử vong trước 24 giờ và không phải do nguyên nhân chấn thương gây ra. Trên lâm sàng, đột quỵ não được phân làm 3 loại là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não và đột quỵ nhỏ (hay còn gọi là cơ thiếu máu não thoáng qua).

Dot Quy
Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm

2. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ

2.1. Di chứng sau đột quỵ

Đột quỵ có thể hồi phục một phần hoặc cũng có thể hồi phục hoàn toàn tùy vào mức độ tổn thương não, thời gian được xử lý điều trị sớm hay muộn và bệnh nhân được chăm sóc và điều trị cũng như phục hồi chức năng đúng cách và hợp lý hay không. Thời gian hồi phục của bệnh nhân đột quỵ não có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Bên cạnh đó vẫn có rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ não nặng và để lại di chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, vận động và chất lượng sống, thậm chí tử vong. 

Một số di chứng thường gặp sau đột quỵ có thể kể đến như liệt nửa người, liệt tứ chi, tê yếu 2 tay, 2 chân, khó nói, không diễn đạt được ý muốn nói, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nuốt gây sặc khi ăn uống, từ đó có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, rối loạn cảm giác như tăng hoặc mất cảm giác nông như nóng/lạnh, rối loạn cơ tròn gây nên triệu chứng tiểu không tự chủ, suy giảm chức năng ghi nhớ, tư duy.

Di Chung Dot Quy
Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng

2.2. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, phục hồi chức năng sau đột quỵ gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn cấp và tối cấp

Xảy ra trong 24 giờ đầu sau khi xảy ra đột quỵ.

Bệnh nhân cần được can thiệp sớm, hồi sức tích cực để duy trì sự sống bằng cách đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn trong mức ổn định.

Giai đoạn hồi phục sớm

Xảy ra sau 24 giờ đầu đến 3 tháng đầu sau đột quỵ

Bệnh nhân cần được điều trị nội khoa, kết hợp với tập phục hồi chức năng sớm vì đây là giai đoạn mà cơ thể bệnh nhân có thể phục hồi một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Cần chú ý hạn chế những biến chứng sau đột quỵ não có thể xảy ra như viêm phổi, loét tỳ đè, teo cơ hay cứng khớp do nằm bất động tại giường.

Giai đoạn phục hồi muộn

Diễn ra trong khoảng 3 tháng đến 6 tháng.

Bệnh nhân tiếp tục tập phục hồi chức năng sau đột quỵ cho bệnh nhân nhưng nếu thời gian bắt đầu tiến hành tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não càng chậm thì khả năng phục hồi hoàn toàn càng thấp.

Giai đoạn mãn tính

Xảy ra sau 6 tháng.

Bệnh nhân trong tình trạng ổn định, duy trì tập những bài tập phục hồi chức năng tại nhà và tái hòa nhập với gia đình và xã hội.

Phuc Hoi Chuc Nang Doi Quy
Tập luyện phục hồi sau đột quỵ là rất cần thiết

3. Lưu ý khi thực hiện phục hồi chức năng sau đột quỵ

Khi tiến hành phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ cần lưu ý một số điểm như:

– Mức độ tổn thương của não bộ gây ảnh hưởng đến cơ thể

– Thời gian được can thiệp điều trị và hồi sức tích cực sớm hay muộn

– Thời gian tiến hành tập phục hồi chức năng sớm hay muộn

– Độ tuổi của bệnh nhân

– Động lực luyện tập cũng như mật độ tập có thường xuyên hay không

– Nền tảng sức khỏe của bệnh nhân có ổn định hay không

– Sự giúp đỡ từ gia đình, người thân và bạn bè.

4. Kết luận

Phục hồi chức năng sau đột quỵ được xem là một phần quan trọng trong điều trị. Tập luyện ở các giai đoạn phục hồi khác nhau thì sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, nên tiến hành tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, phục hồi được những chức năng sống để sinh hoạt và làm việc một cách độc lập nhất có thể, tái hòa nhập với cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Các bài viết khác

Buồn nôn – Dấu hiệu cảnh báo ít gặp trước khi xảy ra đột quỵ

Buồn nôn – Dấu hiệu cảnh báo ít gặp trước khi xảy ra đột quỵ

Buồn nôn không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ, nhưng nó có thể xuất hiện trong một số trường hợp và cần được chú ý, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng...
Xem chi tiết
Những yếu tố liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao

Những yếu tố liên quan đến tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao

Những yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn lượng đường trong máu, mức cholesterol cao; thừa cân béo phì đều có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Đột quỵ có thể để lại nhiều...
Xem chi tiết
Cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ dễ dàng nhất

Cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ dễ dàng nhất

Đột quỵ não được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, gây tỷ lệ tử vong hàng đầu, vượt qua cả bệnh lý về phổi và tim mạch. Dấu hiệu đột quỵ khá dễ dàng nhận...
Xem chi tiết