Rủi ro “3 không” nếu không tầm soát đột quỵ từ sớm

Sự nguy hiểm của bệnh lý đột quỵ và tầm quan trọng của tầm soát đột quỵ hiện nay là điều không thể bàn cãi. Khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra các lời khuyên, phương pháp điều trị để khắc phục bệnh nền hiện có và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Tuy vậy, rất nhiều người vẫn đang chủ quan trước sức khỏe của chính mình, không chủ động tầm soát ngay cả khi có những biểu hiện rõ ràng của bệnh đột quỵ. Dưới đây là 3 rủi ro rõ ràng nhất khi không tầm soát đột quỵ từ sớm.

1. Không tầm soát đột quỵ thì không thể phát hiện bất thường trong não

Đột quỵ thường xảy ra bởi 2 nguyên nhân: tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ nhồi máu não, hoặc chảy máu não gây đột quỵ xuất huyết.

1.1. Tầm soát đột quỵ để phát hiện nguy cơ nhồi máu não

Đột quỵ nhồi máu não (hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ) xảy ra do cục máu đông làm tắc đường lưu thông máu, hoặc mảng xơ vữa bong ra gây tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng xuất hiện cục máu đông hay xơ vữa động mạch phải được thực hiện soi chụp và chẩn đoán chuyên sâu mới có thể phát hiện và xử lý đúng cách.

Tam soat dot quy
Tầm soát mới có thể phát hiện những bất thường xảy ra trong não

1.2. Tầm soát đột quỵ để phát hiện xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra do chảy máu não, có thể chia làm 2 dạng tùy thuộc vào vị trí chảy máu như sau:

Xuất huyết nội sọ: Xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ. Trong đó, xuất huyết dưới màng cứng là loại xuất huyết nội sọ phổ biến nhất do một mạch máu trong màng cứng (lớp màng bao bọc não và tủy sống) bị vỡ ra và gây chảy máu trong não.

Xuất huyết dưới nhện: Xảy ra khi mạch máu trên bề mặt não (hay mạch máu trong màng nhện – lớp màng bao bọc bảo vệ não) bị vỡ. Máu chảy ra sẽ tích tụ dưới màng nhện và gây áp lực nặng nề cho não.

Chảy máu não có thể được phát hiện nếu bệnh nhân có chấn thương từ ngoại cảnh. Tuy nhiên, hầu hết những tổn thương từ bên trong đều không có triệu chứng cụ thể để có thể nhận diện. nếu không thực hiện soi chụp bằng thiết bị chuyên dụng thì không thể phát hiện ra.

Do đó, nếu không tầm soát đột quỵ thì không thể phát hiện tổn thương hay bất thường dẫn đến đột quỵ.

2. Không tầm soát đột quỵ thì không nhận biết sớm được yếu tố bệnh nền

Đột quỵ xảy ra do yếu tố bệnh nền chiếm tỷ lệ tương đối cao. Có thể kể tới một số bệnh lý như:

  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn lipid máu
  • Tắc động mạch ngoại biên, xơ vữa động mạch
  • Hẹp van tim, suy tim…

Trong đó, tăng huyết áp và đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến và dễ theo dõi. Tuy nhiên những bệnh lý còn lại cần được thăm khám và chẩn đoán, đưa ra lộ trình điều trị cụ thể với từng đối tượng.

Đôi khi do chủ quan mà người bệnh bỏ qua những triệu chứng rất nhỏ, hoặc liên tục có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Nếu không tầm soát đột quỵ, chờ đến khi bệnh đã nặng hoặc triệu chứng quá rõ thì khả năng đột quỵ cũng đã rất cao rồi.

Tam soat dot quy
Đột quỵ có thể đến từ nhiều bệnh nền

3. Không tầm soát đột quỵ sớm thì có thể không kịp “giờ vàng cấp cứu”

Với trường hợp đột quỵ xuất huyết não, thời gian điều trị tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ, trước đó “giờ vàng cấp cứu” là 8 giờ đầu, càng sớm càng tốt.

Với trường hợp đột quỵ nhồi máu não, “giờ vàng cấp cứu” là trong 3-4 giờ đầu, hiện nay đã có thể mở rộng lên 6-24 giờ đầu tùy vào cấp độ nguy kịch và phương pháp can thiệp.

Hai liệu pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị đột quỵ nhồi máu não (tỷ lệ xảy ra nhiều nhất trong các loại đột quỵ) là tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (chỉ áp dụng với bệnh nhân đến sớm trong vòng 4-5 giờ đầu sau khi bệnh khởi phát) và kỹ thuật can thiệp lấy huyết khối (cũng chỉ có thể thực hiện khi còn trong “giờ vàng cấp cứu”).

Có thể thấy, việc phát hiện đột quỵ muộn cũng đồng nghĩa với bị động đối phó. Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ chỉ rơi vào khoảng 6 giờ đầu, càng để lâu thì tỷ lệ bệnh nhân tử vong hay để lại di chứng nặng nề càng lớn. Nếu chủ động tầm soát để phát hiện yếu tố nguy cơ và chuẩn bị từ sớm các rủi ro có thể xảy ra thì có thể tận dụng “giờ vàng” một cách hiệu quả nhất.

Tam soat dot quy
Luôn luôn ghi nhớ: Thời gian là não

Các bác sĩ tại Bệnh viện TWQĐ 108 đã ghi nhận rất nhiều trường hợp, nhất là ở người trẻ tuổi, được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, lỡ “giờ vàng” quá lâu. Hậu quả để lại hoặc tử vong, hoặc tàn phế cũng là lời cảnh tỉnh cho việc chủ quan không tầm soát đột quỵ từ sớm.

4. Kết luận

Tầm soát đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, là lựa chọn hàng đầu trong xu hướng y tế dự phòng hiện nay. Thực trạng trẻ hóa đột quỵ gia tăng, cùng với đột quỵ trở thành nguyên nhân số 1 gây tử vong và thương tật tại Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh những người vẫn còn chủ quan rằng đột quỵ sẽ không bao giờ xảy ra với bản thân và gia đình. Không tầm soát đột quỵ, rủi ro là khôn lường.

Hệ thống y tế Sakura tự hào cung cấp dịch vụ tầm soát đột quỵ theo tiêu chuẩn y tế Nhật Bản, với đội ngũ y bác sĩ 2 nước Việt – Nhật cùng hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu hiện đại, sẽ là một điểm chọn lý tưởng cho tất cả mọi người.

Các bài viết khác

Hệ thống thiết bị hiện đại và kỹ thuật y học tiên tiến

Hệ thống thiết bị hiện đại và kỹ thuật y học tiên tiến

Hệ thống y tế Sakura Healthcare sử dụng hệ thống máy móc và trang thiết bị y tế vô cùng hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, đảm bảo chính xác trong công tác soi chụp cũng như...
Xem chi tiết
Kiểm soát tốt yếu tố huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lần 2

Kiểm soát tốt yếu tố huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lần 2

Một nghiên cứu mới cho thấy: Kiểm soát tốt huyết áp sau khi bị đột quỵ có thể giảm 50% nguy cơ đột quỵ lần khác. Chỉ 1/3 lượng bệnh nhân sau khi đột quỵ có thể duy trì...
Xem chi tiết
Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ

Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp các tình huống sức khỏe bất ngờ. Một trong những tình huống đáng chú ý là đột nhiên ngất xỉu hoặc mất ý thức. Mặc dù có nhiều nguyên nhân...
Xem chi tiết