Quy tắc FAST giúp nhận biết dấu hiệu đột quỵ và đối phó kịp thời

Quy tắc FAST là một phương pháp đơn giản và dễ nhớ để nhận diện triệu chứng đột quỵ và ứng phó kịp thời. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về quy tắc FAST và tầm quan trọng của nó trong phát hiện và đối phó với dấu hiệu đột quỵ.

1. Quy tắc FAST được hiểu như thế nào?

Quy tắc “FAST” là một từ viết tắt được sử dụng để giúp mọi người nhớ và nhận biết nhanh chóng các triệu chứng đột quỵ, giúp tăng cơ hội cứu sống và giảm thiểu biến chứng sau đột quỵ. Việc nhận biết nhanh chóng các triệu chứng của đột quỵ có thể giúp bệnh nhân nhận được điều trị càng sớm càng tốt, giảm thiểu tổn thương cho não.

FAST là viết tắt của 4 từ sau:

1.1. F (FACE)

Kiểm tra xem có triệu chứng biến dạng mặt không? Yếu tố này đặc biệt quan trọng nếu một nửa khuôn mặt bất thường, không thể điều khiển hoặc có biểu hiện lệch hướng.

1.2. A (ARM)

Kiểm tra xem có triệu chứng tê, yếu hoặc mất khả năng điều khiển cánh tay không? Nếu một cánh tay bất thường hoặc không thể nâng lên được hoặc có triệu chứng khó thực hiện các chuyển động thông thường, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ..

1.3. S (SPEECH)

Kiểm tra xem có triệu chứng nói chuyện không rõ ràng, khó hiểu hoặc có giọng điệu lạ không? Nếu người đang nói gặp khó khăn trong việc phát âm, không thể diễn đạt một cách rõ ràng, đây có thể là một biểu hiện của đột quỵ.

1.4. T (TIME)

Đây là yếu tố quan trọng nhất. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nêu trên, hãy hành động ngay lập tức và gọi cấp cứu. Mỗi phút trôi qua là quý giá trong việc đưa ra liệu pháp cứu trợ và giảm thiểu tổn thương não.

 

Quy Tac Fast
Quy tắc FAST trong nhận diện người bệnh đột quỵ

Việc sử dụng quy tắc FAST có thể giúp nhận diện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp đột quỵ, tăng cơ hội phục hồi chức năng và giảm nguy cơ tàn phế. Vì vậy, nếu bạn hoặc ai đó xung quanh có bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào, hãy gọi ngay số cấp cứu và đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Một số quy tắc FAST khác

2.1. BE FAST

BE FAST là một thuật ngữ mở rộng hơn so với FAST, bổ sung thêm các triệu chứng liên quan đến vùng não sau. Trong đó, BE dùng để chỉ các dấu hiệu:

– B (Balance): Dấu hiệu người bệnh đột ngột bị mất thăng bằng, chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội, gặp khó khăn trong việc đi lại hay phối hợp vận động.

– E (Eyes): Tình trạng người bệnh đột quỵ bị mất thị giác, mờ mắt hoặc mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.

2.2. FASTER

FASTER là một biến thể khác của quy tắc FAST. Cụm từ này được dùng để mô tả các triệu chứng như sau:

– F (Face – Khuôn mặt): Dùng để chỉ tình trạng chảy xệ hoặc méo ở một bên khuôn mặt, mất cân đối so với bên kia. Yêu cầu người đó mỉm cười để có thể quan sát và đánh giá rõ hơn về dấu hiệu FAST.

– A (Arms – Cánh tay): Dùng để chỉ dấu hiệu một cánh tay yếu hơn hoặc tê hơn cánh tay kia. Có thể yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên và giữ chúng đếm đến mười. Nếu một cánh tay rơi xuống hoặc bắt đầu rơi xuống thì đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

– S (Stability – Sự ổn định, cân bằng): Có nghĩa là sự ổn định, khả năng giữ thăng bằng trên đôi chân của bạn. Đôi khi người có dấu hiệu đột quỵ sẽ bị ngã, cảm thấy rất chóng mặt hoặc không thể đứng dậy nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Khó giữ thăng bằng, đi lại khó khăn và mất khả năng phối hợp đều là những triệu chứng đột quỵ có thể xảy ra.

– T (Talking – Nói chuyện, lời nói): Trong dấu hiệu đột quỵ FASTER, T là viết tắt của Talking, dùng để chỉ những thay đổi trong lời nói bao gồm nói lắp, nói những từ ngữ vô nghĩa hoặc không có khả năng phản hồi phù hợp với cuộc hội thoại.

– E (Eyes – Đôi mắt): Chữ E trong FASTER dùng để chỉ những thay đổi về thị giác. Những thay đổi thị giác này xảy ra đột ngột và có thể bao gồm mất thị lực hoàn toàn ở một mắt, nhìn đôi và mất thị lực một phần ở một hoặc cả hai mắt.

R (React – Phản ứng): Liên hệ ngay với 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu bạn nhận ra bất kỳ triệu chứng nào trong số các dấu hiệu kể trên. Hãy gọi điện ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất và cố gắng nhớ lại thời điểm các dấu hiệu đột quỵ bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên.

Dau Hieu Dot Quy
Cần chú ý theo dõi các dấu hiệu đột quỵ trên cơ thể bệnh nhân

3. Các dấu hiệu đột quỵ khác ngoài quy tắc FAST

Quy tắc FAST chỉ là một hướng dẫn cơ bản để nhận diện và đối phó với đột quỵ. Tuy nhiên, người bị đột quỵ có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, phổ biến như:

Đau đầu mạnh và đột ngột

Cơn đau đầu do đột quỵ thường không đi kèm với nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt là trong trường hợp đột quỵ do xuất huyết não. Cơn đau đầu do đột quỵ thường nghiêm trọng, không thuyên giảm cho dù có sử dụng các loại thuốc giảm đau như panadol hay paracetamol…

Chóng mặt và mất cân bằng

Cảm giác mất phương hướng, bị mất thăng bằng, chao đảo, chóng mặt hoặc khó khăn trong việc đi lại,… cũng là những dấu hiệu có thể gặp ở người bị đột quỵ.

Suy giảm thị lực

Đột ngột mất thị giác hoặc mờ mắt ở một hoặc cả hai mắt,… cũng là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nguy hiểm.

Cảm giác tê bên một phần cơ thể

Cảm giác tê hoặc yếu ở một bên cơ thể, không chỉ ở cánh tay mà còn có thể ở chân hoặc mặt,… đều là những dấu hiệu có thể gặp ở người bị đột quỵ.

Dau hieu dot quy
Còn nhiều dấu hiệu khác ngoài FAST cảnh báo đột quỵ

Khó khăn trong việc nuốt

Người bị đột quỵ có thể có cảm giác như có cái gì đó mắc kẹt trong họng hoặc không thể nuốt thức ăn.

Mơ hồ, rối loạn nhận thức

Người bị đột quỵ não có biểu hiện mơ hồ, gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của người bên cạnh hoặc nhận biết các vật xung quanh. Đây là tình trạng rối loạn nhận thức thường gặp ở người đột quỵ.

Rối loạn cảm giác

Một dấu hiệu có thể gặp ở người bị đột quỵ đó chính là người bệnh có cảm giác kỳ lạ như nóng, lạnh, đau rát mà không có nguyên nhân thực sự từ môi trường xung quanh. Chẳng hạn như người bệnh ngồi trong phòng máy lạnh nhưng vẫn cảm thấy nóng.

4. Kết luận

Cơn đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp y tế và việc đưa người đó đến bệnh viện càng sớm càng tốt là quan trọng nhất. Việc tìm hiểu quy tắc FAST đột quỵ sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra các bất thường của người thân xung quanh mình một cách sớm nhất để có hướng xử lý phù hợp.

Các bài viết khác

Thời điểm đi bộ dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, người sau 40 tuổi nên tránh

Thời điểm đi bộ dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, người sau 40 tuổi nên tránh

Đi bộ là một trong những cách đơn giản và rẻ tiền nhất để kéo dài tuổi thọ. Nếu chăm chỉ đi bộ, bạn vừa có thể hỗ trợ giảm cân, lại vừa thúc đẩy hiệu quả nhu động...
Xem chi tiết
Đột quỵ não vì hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm

Đột quỵ não vì hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm

VTV.vn – Bệnh nhân nam 33 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội khi đang ngồi chơi với bạn thì xuất hiện tình trạng đau ngực, khó thở và mệt. Bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện...
Xem chi tiết
Top 3 lý do khiến người béo phì dễ bị đột quỵ

Top 3 lý do khiến người béo phì dễ bị đột quỵ

Không chỉ có nguy cơ mắc ung thư, bệnh xương khớp mà những người béo phì còn dễ bị đột quỵ, dẫn tới tử vong. Câu hỏi được gửi về cho các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 như...
Xem chi tiết