Những điều cần biết về tầm soát đột quỵ – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đột quỵ là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và bất kỳ thời gian nào. Do đó, việc tầm soát đột quỵ là nhằm giúp sớm phát hiện các yếu tố bất thường, kiểm soát và điều trị những bệnh mãn tính liên quan, vốn là nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ. Phòng khám Đa khoa Sakura tự hào là một trong những địa chỉ uy tín để thực hiện tầm soát đột quỵ tại Việt Nam.

1. Phòng ngừa đột quỵ là tự cứu bản thân

1.1. Nguy cơ đột quỵ luôn cận kề

Theo báo cáo thống kê từ Bộ Y tế, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, giới trẻ và trung niên chiếm khoảng 10 – 15% và cứ mỗi năm lại tăng lên 2%. Có thể nói tỷ lệ đột quỵ ngày càng trẻ hóa và tiềm ẩn vô số rủi ro cho những người thường xuyên chủ quan về sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi là do diễn biến chuyển nặng của các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường,…

Với người trẻ tuổi, đặc biệt là giới trẻ ở thành thị với mức sống của cường độ công việc cao, áp lực kéo dài, ăn uống nghỉ ngơi không điều độ,… tất cả những điều tưởng chừng như “bình thường hóa” này lại là mầm mống nuôi dưỡng những căn bệnh tiền đề cho đột quỵ. Ngoài ra, với nếp “sống vội” hiện nay, đa phần đều bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, sự chủ quan lơ là này càng kéo nguy cơ đột quỵ đến gần kề.

dot quy
Nguy cơ đột quỵ luôn rình rập quanh ta

1.2. Sẽ ra sao nếu không chủ động phòng ngừa đột quỵ?

Nếu may mắn được cấp cứu kịp thời và sống sót sau cơn đột quỵ, thì hầu như tất cả đều để lại di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động theo mức độ ít nhiều. Đối với người lớn tuổi, đột quỵ càng có tỷ lệ tử vong cao hơn, và nếu kịp thời cứu sống thì di chứng bại liệt là điều tất yếu do cơ thể đã mất dần các cơ chế tự phục hồi. Nếu xảy ra với người trẻ tuổi, đột quỵ sẽ lấy đi sức trẻ và năng lực lao động, càng ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế của gia đình và toàn xã hội bởi chi phí điều trị phục hồi rất cao nhưng bản thân bệnh nhân lại mất đi năng lực kinh tế, đối diện trước mắt là một tương lai bất định.

Điều đang lo là, đột quỵ xảy ra hầu như không có dấu hiệu báo trước hoặc rất khó nhận thấy, 80% các ca đột quỵ đều không có biểu hiện nào trước đó, nhưng hậu quả để lại thì nặng nề một cách rõ ràng. Tuy vậy, chúng ta có vẫn quyền không cho phép nó xảy ra, hoặc hạn chế thấp nhất tổn thương cho cơ thể nếu trường hợp xấu nhất xảy đến. Theo khuyến cáo của các chuyên gia điều trị đột quỵ, giải pháp tốt nhất chính là phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy cơ ngay từ khi chưa có dấu hiệu khởi phát.

Nguy Co Dot Quy
Hậu quả mà đột quỵ để lại rất khó lường

2. Những điều cần biết về tầm soát đột quỵ

2.1. Hiểu thế nào về tầm soát đột quỵ?

Tầm soát đột quỵ là chương trình kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe cơ thể nhằm tìm kiếm, phát hiện các tổn thương, các bệnh lý và những yếu tố có nguy cơ đang ẩn họa trong cơ thể có khả năng gây ra đột quỵ. Từ đó, đưa ra các giải pháp, phác đồ điều trị, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ ngay từ gốc rễ, loại bỏ hiểm họa.

2.2. Tầm soát đột quỵ là đi trước một bước

Theo Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ, tầm soát đột quỵ từ sớm là giải pháp phòng tránh đến 80% nguy cơ đột quỵ. Thực hiện tầm soát đột quỵ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể. Từ các kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ có lời khuyên đúng đắn để điều chỉnh sinh hoạt cũng như phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng người.

2.3. Những đối tượng cần chú ý đi tầm soát đột quỵ sớm nhất

Nhóm người có bệnh lý nền – cấp độ có nguy cơ cao

  • Người đã từng đột quỵ hoặc gia đình có tiền sử đột quỵ
  • Người bị cao huyết áp, nhóm bệnh lý về tim mạch
  • Đái tháo đường
  • Có hàm lượng cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…
  • Các bệnh lý liên quan đến thiếu máu cục bộ

Nhóm người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh – khả năng cơ thể đã hình thành tổn thương

  • Ăn uống không lành mạnh: thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng chu kỳ đồng hồ sinh học.
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và chất kích thích
  • Làm việc quá sức trong thời gian dài
  • Béo phì, ít vận động
  • Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai

Nhóm yếu tố đặc thù

  • Người lớn tuổi, từ 55 trở đi
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ đột quỵ gấp 4 lần nữ giới
  • Chủng tộc: Người da trắng nguy cơ thấp hơn da vàng, người da đen (Mỹ gốc Phi) có nguy cơ cao gấp đôi.
Tam Soat Dot Quy
Tầm soát đột quỵ ngày càng được tin tưởng thực hiện sớm để phát hiện nguy cơ gây bệnh

2.4. Quy trình tầm soát đột quỵ

Tại phòng khám Đa khoa Sakura, chúng tôi có những y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực tầm soát đột quỵ, đi cùng với đó là máy móc và trang thiết bị vô cùng hiện đại nhập khẩu theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Quy trình tầm soát đột quỵ tại Phòng khám Sakura gồm các bước sau:

  • Khám lâm sàng: gồm đo chỉ số cơ thể, đo chức năng và khám tổng quát
  • Xét nghiệm: thực hiện xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm nước tiểu
  • Thăm dò chức năng: đo chỉ số xơ cứng mạch (ABI), điện tim, siêu âm tim mạch
  • Chẩn đoán hình ảnh: thực hiện chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ não, mạch máu não

Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân bằng cách đi tầm soát đột quỵ sớm nhất có thể. Phòng khám Đa khoa Sakura tự hào cung cấp những gói tầm soát uy tín và chất lượng nhất để phục vụ quý khách, chung tay đẩy lùi nguy cơ đột quỵ cho tất cả mọi người.

Các bài viết khác

Tìm hiểu về đột quỵ do xuất huyết dưới nhện

Tìm hiểu về đột quỵ do xuất huyết dưới nhện

Đột quỵ xuất huyết não, hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, có thể được phân loại thành một số loại nhỏ hơn dựa trên vị trí và nguyên nhân của xuất huyết như: xuất huyết dưới nhện,...
Xem chi tiết
Mối liên hệ giữa đột quỵ và trầm cảm

Mối liên hệ giữa đột quỵ và trầm cảm

Thời gian gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở các bệnh nhân sau đột quỵ ngày càng cao và dần trở nên phổ biến hay thậm chí tệ hơn với những người có trầm cảm trước đột quỵ. Dưới...
Xem chi tiết
Hóa ra đây là 5 thói quen xấu dẫn đến đột quỵ ở người trẻ!

Hóa ra đây là 5 thói quen xấu dẫn đến đột quỵ ở người trẻ!

Theo thống kê số ca đột quỵ ở người trẻ tuổi chiếm 12-25% tổng số ca mắc đột quỵ trong đó chủ yếu từ độ tuổi 18 đến 45. Và nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng số...
Xem chi tiết