Cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ dễ dàng nhất

Đột quỵ não được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, gây tỷ lệ tử vong hàng đầu, vượt qua cả bệnh lý về phổi và tim mạch. Dấu hiệu đột quỵ khá dễ dàng nhận ra, nhưng không phải ai cũng nắm rõ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy tắc BEFAST trong nhận biết đột quỵ và một số dấu hiệu đáng lưu ý khác.

1. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất – quy tắc BEFAST

BEFAST viết tắt của các từ tiếng Anh chỉ các dấu hiệu đột quỵ trên cơ thể và cách xử lý.. Quy tắc này được thực hiện bằng cách quan sát các biểu hiện trên các vị trí trên cơ thể kèm theo biểu hiện của bệnh, cụ thể như sau:

B (Balance – Thăng bằng)

Mô tả tình trạng bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, kèm theo chóng mặt, đau đầu dữ dội và không thể phối hợp vận động (đi lại khó khăn, đứng không vững).

E (Eye – Mắt)

Bệnh nhân bị giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 bên mắt hoặc cả 2 bên, như cảm thấy mờ mắt, nhìn nhòe, nhìn đôi…

dấu hiệu đột quỵ
Dấu hiệu E(Eyes) cảnh báo vấn đề thị lực suy giảm ở người bệnh đột quỵ

F (Face – Mặt)

Biểu hiện rất rõ trên khuôn mặt khi cười hoặc nói như méo xệch mất cân đối, một bên mặt chảy xệ, nụ cười méo mó. Chú ý biểu hiện này khó nhận ra khi cơ mặt ở trạng thái bình thường.

A (Arm – Tay)

Bệnh nhân có dấu hiệu cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay, thậm chí yếu liệt một bên cơ thể. Có thể yêu cầu bệnh nhân giơ một bên tay lên để kiểm tra, nếu bị đột quỵ, bệnh nhân có thể không đưa được hai tay qua đầu hoặc nhanh chóng buông thõng.

S (Speech – Giọng nói)

Biểu hiện rõ rệt là người bệnh đột quỵ có giọng nói thay đổi, nói ngọng, nói dính chữ hoặc phát âm khác thường. Kể cả khi giao tiếp đơn giản, bệnh nhân cũng khó thể hiện ra.

T (Time – Thời gian)

Luôn phải ghi nhớ “Thời gian là não” (Time is brain). Nếu bệnh nhân có ít nhất 1 trong 5 biểu hiện trên, cần lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu y khoa và xử trí kịp thời.

2. Một số dấu hiệu đột quỵ dễ nhận biết khác

2.1. Dấu hiệu đột quỵ khái quát nhất

  • Dấu hiệu thị lực: Người bệnh đột nhiên nhìn mờ hoặc hoa mắt ở 1 hoặc 2 bên mắt
  • Dấu hiệu mặt: Cơ mặt người bệnh có dấu hiệu bị mất cân xứng hai bên khiến cho mặt bị lệch đi, miệng và nhân trung lệch hẳn sang 1 bên so với bình thường
  • Dấu hiệu tay: Bệnh nhân cảm thấy tay bị tê mỏi, khó vận động như cầm, nắm
  • Dấu hiệu giọng nói: Bệnh nhân bỗng nhiên nói ngọng, nói lắp, nói không rõ tiếng, khàn giọng và cơ miệng tê cứng
Dấu hiệu đột quỵ
Khó nói chuyện, cơ miệng tê cứng là biểu hiện đáng chú ý

2.2. Dấu hiệu đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua)

Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng bệnh lý gần giống như triệu chứng đột quỵ cấp nhưng diễn ra rất nhanh và dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với cơn đau đầu hay mệt mỏi thông thường. Trong y khoa, tình trạng này còn được gọi là đột quỵ nhỏ với tên tiếng anh là Transient Ischemic Attack – TIA. 

Cơn thiếu máu não thoáng qua cũng rất nguy hiểm vì nó báo hiệu cơn đột quỵ não cấp có thể xảy ra trong tương lai. Một số dấu hiệu dễ thấy như:

  • Đột ngột hoa mắt, chóng mặt
  • Khó mở miệng nói chuyện dẫn đến khó khăn trong giao tiếp
  • Mắt mờ hoặc cảm thấy xung quanh tối sầm lại
  • Tê bì chân tay, lưỡi, cằm ở một nửa người hoặc là cả hai bên.

3. Lưu ý xử trí khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu đột quỵ

3.1. Những việc nên làm

Nhanh chóng gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu hoặc chủ động đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở điều trị đột quỵ uy tín gần nhất

  • Nếu bệnh nhân đã rơi vào hôn mê thì không được di chuyển mà phải đợi xe cấp cứu tới.
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, nên chủ động dùng phương tiện sẵn có để chuyển tới cơ sở cấp cứu càng nhanh càng tốt.
dấu hiệu đột quỵ
Phải đưa bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ đi cấp cứu càng sớm càng tốt

Trong quá trình chờ xe cấp cứu, nếu bệnh nhân hôn mê, nên thực hiện sơ cứu theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Quỳ xuống 1 bên bệnh nhân, đặt tay bệnh nhân vuông góc
  • Bước 2: Kéo tay bên kia của bệnh nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
  • Bước 3: Kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó kéo bệnh nhân quay về phía mình
  • Bước 4: Hoàn thành tư thế hồi sức.

3.2. Những việc không nên làm

Một số người tin vào “mẹo dân gian” rằng chích máu, nặn máu đầu ngón tay hoặc cạo gió có thể giúp xử lý cơn đột quỵ, điều này hoàn toàn vô căn cứ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, làm kéo dài “thời gian vàng” trong cấp cứu và điều trị. Vì vậy khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ tuyệt đối không dùng các phương pháp dân gian mà cần đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

4. Kết luận

Trên đây là những dấu hiệu đột quỵ dễ nhận biết nhất giúp mọi người chủ động phát hiện và xử lý kịp thời, tận dụng triệt để “giờ vàng” trong cấp cứu và điều trị đột quỵ não. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi tầm soát để phòng ngừa bệnh lý này từ sớm, bởi lẽ khi đột quỵ đã khởi phát rồi thì rủi ro và biến chứng thương tật chắc chắn sẽ xảy ra.

Hệ thống y tế Sakura tự hào cung cấp dịch vụ tầm soát đột quỵ theo tiêu chuẩn y tế Nhật Bản, với đội ngũ y bác sĩ 2 nước Việt – Nhật cùng hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu hiện đại, sẽ là một điểm chọn lý tưởng cho tất cả mọi người.

Các bài viết khác

Tắc động mạch ngoại biên – âm thầm nhưng nguy hiểm

Tắc động mạch ngoại biên – âm thầm nhưng nguy hiểm

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tương đối phổ biến ở người cao tuổi. Tuy âm thầm và khó nhận biết, căn bệnh này khá nguy hiểm và để lâu có thể dẫn đến bệnh lý đột...
Xem chi tiết
Rối loạn mỡ máu – Hậu quả khó lường dẫn đến đột quỵ

Rối loạn mỡ máu – Hậu quả khó lường dẫn đến đột quỵ

Rối loạn mỡ máu, còn được gọi là rối loạn lipid máu, là một tình trạng y tế phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ...
Xem chi tiết
Chuyên gia nói gì về nguy cơ đột quỵ do stress

Chuyên gia nói gì về nguy cơ đột quỵ do stress

“Lúc trước khi nói đến đột quỵ thì người ta nghĩ đến bệnh lý của người già khi tăng huyết áp, tim mạch… nhưng thời gian gần đây thì người trẻ mắc đột quỵ do stress gia tăng, có...
Xem chi tiết