Mối liên hệ giữa huyết áp cao và đột quỵ não

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, và ngược lại, người từng bị đột quỵ có thể bị tăng huyết áp do biến chứng. Vậy mối liên hệ giữa huyết áp cao và bệnh lý đột quỵ não cụ thể ra sao, và làm sao để ngăn ngừa 2 nguy cơ này?

1. Vì sao huyết áp cao lại gây ra đột quỵ?

1.1. Người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, theo ước tính nó gây ra khoảng 50% trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cũng gây ra cả đột quỵ do xuất huyết não.

Theo nghiên cứu, 80% trường hợp đột quỵ có thể được ngăn ngừa, một trong các ngăn ngừa tốt nhất là kiểm soát huyết áp ở mức thấp hơn 120/80 mmHg. Cần chú ý đi tầm soát đột quỵ (theo tư vấn của bác sĩ) và chủ động đo huyết áp thường xuyên, nhất là với các đối tượng nguy cơ đột quỵ cao.

Tăng huyết áp cũng gây ảnh hưởng đến tim mạch. Khi huyết áp tăng cũng đồng nghĩa tăng thêm áp lực vào khối lượng công việc của trái tim, lâu dần gây hỏng động mạch và các cơ quan liên quan. Khi bị cao huyết áp, trái tim phải làm việc nhiều hơn để giữ cho máu lưu thông, khi áp lực lên quá cao sẽ dẫn đến hỏng các thành động mạch và khiến chúng yếu đi.

Cao Huyet Ap
Huyết áp cao có thể gây ra nhiều bệnh lý nền dẫn đến đột quỵ

Người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn so với người có huyết áp bình thường. Trong đó có khoảng 87% đột quỵ là do hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu trong não cắt đứt lưu lượng máu đến tế bào não. Cần biết, khi các mạch máu suy yếu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn. Đây chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cả những cơn thiếu máu não thoáng qua.

Tăng huyết áp làm tất cả các mạch máu yếu đi, tăng nguy cơ bị tổn thương, khiến động mạch trong tình trạng căng thẳng liên tục, huyết áp cao gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu.

1.2. Người bị đột quỵ có thể có biến chứng bị tăng huyết áp

Nếu người bệnh đã từng bị đột quỵ, nguy cơ bị cao huyết áp cũng cao hơn so với người bình thường. Huyết áp cao là một trong những biến chứng mà đột quỵ gây ra cho bệnh nhân.

2. Mối liên quan giữa huyết áp cao và các loại đột quỵ

Có 2 loại đột quỵ chính là: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Huyết áp cao có thể dẫn đến cả 2 loại này, ngoài ra nó cũng gây nên cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhỏ).

2.1. Huyết áp cao dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Có khoảng 9/10 trường hợp, bệnh nhân bị đột quỵ vì cục máu đông chặn dòng chảy của máu lên não. Khi không có oxy, các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Các cục máu đông xảy ra thường xuyên hơn với huyết áp cao vì làm tăng tốc độ xơ cứng động mạch (tình trạng làm động mạch trở nên cứng, hẹp hơn và bị tắc bởi các mảng bám mỡ).

Tăng huyết áp cũng khiến bệnh nhân dễ bị tình trạng rung nhĩ – bệnh lý rối loạn nhịp tim và làm cho máu ứ lại trong tim, nơi có thể hình thành cục máu đông và làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần.

2.2. Huyết áp cao dẫn đến đột quỵ do xuất huyết

Hậu quả nghiêm trọng và dễ gây tử vong hơn những loại đột quỵ do cục máu đông. Huyết áp cao làm hỏng các động mạch và khiến chúng dễ bị rách hoặc vỡ hơn.

Tang Huyet Ap
Huyết áp cao cũng đồng nghĩa với nguy cơ đột quỵ tăng

2.3. Huyết áp cao dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua

Tăng huyết áp cũng có thể gây ra cục máu đông dẫn đến cơn thoáng thiếu máu não, là khi cục máu đông tan hoặc tự bong ra. Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn sau đó, nhưng tình trạng này là cảnh báo rằng cơn đột quỵ cấp có thể sắp xảy ra.

Huyết áp cao có thể gây ra đột quỵ, tuy nhiên may mắn rằng việc điều trị hạ huyết áp có thể làm giảm tỷ lệ đột quỵ cũng ở những người cao tuổi và phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ. 

3. Kết luận

Bằng cách theo dõi và tuân thủ điều trị huyết áp. Các chỉ số huyết áp có mối liên quan mật thiết đến nguy cơ đột quỵ, do đó hãy thông báo cho bác sĩ các chỉ số trên để được tư vấn kỹ hơn, lên kế hoạch quản lý và phòng ngừa trong tương lai. Đặc biệt, hãy tìm hiểu về tầm soát đột quỵ theo tư vấn của chuyên gia để sớm bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Các bài viết khác

Tắc động mạch ngoại biên – âm thầm nhưng nguy hiểm

Tắc động mạch ngoại biên – âm thầm nhưng nguy hiểm

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tương đối phổ biến ở người cao tuổi. Tuy âm thầm và khó nhận biết, căn bệnh này khá nguy hiểm và để lâu có thể dẫn đến bệnh lý đột...
Xem chi tiết
Mụn mọc như gai mít trên mặt vì làm đẹp ở cơ sở không đảm bảo

Mụn mọc như gai mít trên mặt vì làm đẹp ở cơ sở không đảm bảo

Mong muốn làm đẹp nhanh chóng nên rất nhiều người đã tin vào những lời quảng cáo được thổi phồng về các sản phẩm, dịch vụ thẩm mỹ gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương da...
Xem chi tiết
Biến chứng khó lường của việc tiêm filler trẻ hóa khuôn mặt

Biến chứng khó lường của việc tiêm filler trẻ hóa khuôn mặt

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 mới tiếp nhận một phụ nữ áp xe má sau tiêm filler thường xuyên để trẻ hóa khuôn mặt. Nếu không lựa chọn đúng cơ sở thẩm mỹ uy tín, có nhiều biến...
Xem chi tiết