Hai bệnh nhân nam bị nhồi máu não cấp có tiền sử hút thuốc lá lâu năm

Vào thời gian khởi phát bệnh, người bệnh đang làm việc thì đột nhiên tê yếu nửa người bên trái, không nhấc được chân tay lên, không sốt, nôn, co giật.

Ngày 15/12, Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện TWQĐ 108) tiếp nhận 2 nam giới bị nhồi máu não cấp. Qua hỏi tiền sử bệnh nhân được biết cả 2 trường hợp trên đều có tiền sử nghiện thuốc lá lâu năm, có người sử dụng 1,5 gói thuốc/ ngày.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân 48 tuổi, ở Hải Phòng, tiền sử không rõ tăng huyết áp, tiểu đường… nhưng nghiện thuốc lá trên 20 năm, mỗi ngày trung bình tiêu thụ khoảng 1,5 gói thuốc.

Hut-Thuoc-La-Bi-Dot-Quy
Bệnh nhân nam bị đột quỵ nhập viện

Vào thời gian khởi phát bệnh, người bệnh đang làm việc thì đột nhiên tê yếu nửa người bên trái, không nhấc được chân tay lên, không sốt, nôn, co giật. Người bệnh được đưa đến Bệnh viện Việt Tiệp cấp cứu, các bác sĩ phát hiện tắc động mạch cảnh trong bên phải và sau đó chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108 vào giờ thứ 5-6.

Tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện TWQĐ 108), người bệnh được chẩn đoán: Liệt nửa người bên trái do nhồi máu não cấp, tắc động mạch cảnh trong bên phải từ ngoài sọ và can thiệp tái thông giờ thứ 6 bằng dụng cụ cơ học.

Bệnh nhân là nhân viên kiểm tra biển báo ngoài khơi. Mặc dù trước đó đã điều trị lao phổi và gia đình cũng nhiều lần ngăn cấm hút thuốc nhưng người bệnh không bỏ được thuốc.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân 46 tuổi ở Hà Nội, vào viện khoảng 18 giờ ngày 15/12. Bệnh nhân đột ngột liệt nửa người bên phải tăng dần, nói khó sau không nói được, ý thức lơ mơ, không tiếp xúc được và được đưa vào bệnh viện vào giờ thứ 3 của bệnh.

Hut-Thuoc-La-Bi-Dot-Quy
Bệnh nhân có tiền sử nghiện thuốc lá

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân liệt nửa người phải do nhồi máu não bán cầu trái, tắc động mạch não giữa bên trái, người bệnh đã được can thiệp lấy huyết khối và đặt stent đốc động mạch cảnh trong bên trái. Trường hợp này cũng có tiền sử nghiện thuốc lá lâu năm.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, các yếu tố nguy cơ đột quỵ não bao gồm hai nhóm nguy cơ. Theo đó, nhóm nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm: Tuổi cao, đặc biệt những người trên 70 tuổi; chủng tộc (như người da đen nguy cơ cao hơn người da trắng); giới tính (nam nguy cơ cao hơn nữ); yếu tố liên quan đến gen mang tính chất gia đình… Ngoài ra, những yếu tố có thể thay đổi được bao gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipid máu, ít vận động…

Theo bác sĩ Tuyến, nguy cơ đột quỵ sẽ đặc biệt cao ở những người có từ 2-3 yếu tố nguy cơ trở lên. Đặc biệt, với những người nghiện thuốc lá lâu năm không chỉ có nguy cơ cao gây ung thư phổi mà còn là yếu tố nguy hiểm của bệnh lý mạch máu, trong đó có mạch máu não và mạch vành.

Hai người bệnh trên tuổi còn trẻ, tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, người bệnh vẫn tập thể dục thường xuyên, không bị tăng huyết áp, không bị tiểu đường, xét nghiệm mỡ máu bình thường, không có yếu tố nguy cơ nào khác ngoài hút thuốc lá lâu năm.

Hai người bệnh đều đã qua giai đoạn khó khăn và đang dần ổn định do được nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu trong thời gian vàng.

Theo bác sĩ Tuyến, thuốc lá có hại cho sức khỏe, đe dọa tính mạng của chính người sử dụng nó, thậm chí là những người xung quanh. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được sự nguy hiểm của thuốc lá và tránh xa những thứ độc hại tương tự thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ mình, người thân và cộng đồng.

Theo Báo Vietnamplus.vn

Các bài viết khác

Khái niệm bệnh động mạch ngoại biên và mối liên quan đến đột quỵ

Khái niệm bệnh động mạch ngoại biên và mối liên quan đến đột quỵ

20% người mắc bệnh động mạch ngoại biên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, nặng hơn là đột quỵ và có thể gây tử vong. Theo nghiên...
Xem chi tiết
Rối loạn lipid máu gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người trẻ

Rối loạn lipid máu gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người trẻ

Thống kê từ Tổng hội Y học Việt Nam, gần 50% người trưởng thành tại các đô thị bị rối loạn mỡ máu, trong đó có phần lớn người trẻ, người gầy và thậm chí có người hoàn toàn...
Xem chi tiết
8 nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ

8 nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ

Điều trị phục hồi chức năng có vai trò quan trọng với người bệnh đột quỵ, cần được thực hiện sớm và cẩn trọng với mục tiêu dài hạn là giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng, tiếp...
Xem chi tiết