Đột quỵ và tai biến có phải hai kẻ thù khác nhau của cơ thể?

Nhiều người vẫn lầm tưởng đột quỵ não và tai biến mạch máu não là hai căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, tai biến và đột quỵ đều chỉ chung một căn bệnh cấp tính, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Cần hiểu rõ về căn bệnh này để có phương án phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất.

1. Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là gì?

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là tình trạng não bị thiếu máu nuôi đột ngột ở toàn bộ hay một phần. Điều này làm cho các bộ phận trên cơ thể thuộc những vùng não chỉ huy sẽ có hiện tượng yếu liệt hoặc thậm chí là hôn mê. Hậu quả nghiêm trọng có thể gặp chính là tử vong.

Dot Quy Va Tai Bien
Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não

 

Hai thuật ngữ đều mang ý nghĩa mô tả một hiện tượng, trong đó đột quỵ chỉ sự cấp tính của bệnh còn tai biến mạch máu não là nơi xảy ra bệnh. Theo các dữ liệu được ghi lại thì nguyên nhân gây tử vong thứ hai (20%) là do đột quỵ và chính căn bệnh này cũng có nguy cơ gây sa sút trí tuệ. 

Tuy nhiên với tên gọi nào thì đây cũng là căn bệnh cấp tính nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Một người đang khỏe mạnh nhưng khi gặp đột quỵ có thể đổ gục, tê liệt, hôn mê và có thể mang di chứng tàn tật suốt đời.

2. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ xảy ra nhanh gồm: 

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc nửa mặt
  •  Khó cử động hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể giơ hai tay lên qua đầu cùng lúc
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động
  • Thị lực giảm đột ngột, mắt nhìn mờ, không thấy rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến rất nhanh, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn
  •  Khó khăn khi nói, ngọng, phát âm không rõ chữ

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ cao nằm ở tuổi 74. Trong những năm gần đây, tình trạng đột quỵ đang dần trẻ hóa và số lượng người trẻ mắc phải đang có xu hướng tăng cao.

3. Các thể của bệnh đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não được chia ra làm hai dạng là xuất huyết não (màng não) và nhồi máu não.

3.1. Đột quỵ thể nhồi máu não

Đây là thể biến thường gặp nhất và chiếm đến 80% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân gây ra là do sự hình thành huyết khối (cục máu đông) làm tắc nghẽn động mạch não. Có nhiều trường hợp hiếm gặp hơn bắt nguồn từ nguồn gốc tĩnh mạch gây ra huyết khối tĩnh mạch (chiếm 1%) và tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có những phụ nữ trẻ tuổi và liên quan đến yếu tố nội tiết như sử dụng thuốc tránh thai, mang thai hoặc sau khi sinh nở.

Một số khác đột quỵ do tình trạng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ (25%), các mảng xơ vữa (25%) và còn lại là do các nguyên nhân khác. Đặc biệt ở người trẻ tuổi bị đột quỵ thường do bóc tách động mạch cảnh và động mạch đốt sống.

Dot Quy Nhoi Mau Nao
Đột quỵ nhồi máu não

 

3.2. Đột quỵ thể xuất huyết não

Đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít hơn với 20% trường hợp xảy ra do các động mạch bị vỡ dẫn đến xuất huyết trong não hoặc phình mạch máu não bất thường. Các cơn đột quỵ này có thể gây ra chấn thương mạch máu não, dị dạng hoặc khối u. Một số trường hợp xuất huyết bề mặt não tự phát do bệnh mạch máu não amyloid là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp xuất huyết bề mặt tự phát.

4. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não

Dù cho bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì thì căn bệnh này cũng xảy ra một cách đột ngột mà không hề có dấu hiệu gì báo trước và đây là một cấp cứu cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất. Một số nguyên nhân gây ra đột quỵ như:

  • Cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch máu não làm cản trở dòng máu lưu thông. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai biến mạch máu não hay đột quỵ.
  • Huyết áp cao làm tăng áp lực mạch máu não

Một số trường hợp khác có thể do thuyên tắc mạch não, động mạch tự tắt nghẽn không rõ nguyên nhân, dị dạng mạch máu não hoặc do lạm dụng thuốc chống đông.

5. Những điều cần làm khi phát hiện bệnh đột quỵ

Khi phát hiện người có các biểu hiện nghi ngờ bị đột quỵ, bệnh nhân hoặc người xung quanh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tận dụng thời điểm vàng sơ cứu người bị đột quỵ ra khỏi cơn nguy kịch.

Khi quan sát ai đó có ít nhất một trong 3 triệu chứng (nói khó, yếu tay chân, mặt lệch) hãy ngay lập tức gọi xe cấp cứu đồng thời thực hiện các bước sơ cứu đột quỵ.

– Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu người bệnh bị hôn mê. Nếu người bệnh tỉnh táo có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có để cấp cứu kịp thời.

– Trong lúc chờ xe đến có thể sơ cứu như sau:

  • Quỳ sang một bên của người bệnh, đặt tay người bệnh hướng lên trên vuông góc với bạn.
  • Kéo tay bên kia của người bệnh lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
  • Kéo chân co lên để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay về phía cửa bạn.
  • Hoàn thành tư thế hồi sức.
So Cuu Dot Quy
Sơ cứu đột quỵ vô cùng quan trọng

 

6. Mức độ biến chứng sau đột quỵ ra sao? 

Tuổi thọ của những người mắc bệnh tai biến mạch máu não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Mức độ tổn thương của não: nếu vùng não bị tổn thương ít thì khả năng phục hồi sẽ tốt hơn và thời gian sống của người bệnh cũng sẽ được kéo dài hơn.
  • Cấp cứu kịp thời: người bệnh được cấp cứu trong vòng 90 phút từ khi phát hiện ra bệnh sẽ hạn chế tối đa những di chứng và tỷ lệ tử vong.
  • Tuổi tác và tình hình sức khỏe của người bệnh: người lớn tuổi, sức đề kháng kém và mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,… thì khả năng sống sót sẽ kém hơn những người trẻ tuổi , có sức đề kháng tốt.
  • Hiệu quả sau khi sử dụng các phương pháp điều trị: tùy thuộc vào việc sau khi sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu có mang đến tác động tích cực hay không?
  • Tốc độ phục hồi sau tai biến: người bệnh sau khi điều trị có thể nhanh chóng đi lại, tự thực hiện các động tác hàng ngày hay không?
  • Tâm lý lạc quan: tâm lý lạc quan là một yếu tố rất quan trọng để người bệnh kiên trì hợp tác với các phương pháp điều trị của bác sĩ.

7. Kết luận

Tóm lại, đột quỵ và tai biến mạch máu não đều là cùng một bệnh mà chỉ khác nhau cách gọi tên và chúng đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người ở mức độ nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, phòng ngừa chính là phương pháp hiệu quả nhất đối với căn bệnh này.

Các bài viết khác

Hiểu về tầm quan trọng của tầm soát đột quỵ

Hiểu về tầm quan trọng của tầm soát đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu và nguy cơ mắc bệnh, từ đó có...
Xem chi tiết
Người trẻ đang chiếm 7,6% trường hợp bị đột quỵ

Người trẻ đang chiếm 7,6% trường hợp bị đột quỵ

Các chuyên gia khuyến cáo đột quỵ có thể dự phòng bằng việc sàng lọc, kiểm soát yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường và các yếu tố liên quan đến...
Xem chi tiết
Nhiều trường hợp dị ứng, biến chứng vì tiêm Meso Exosome chưa được cấp phép

Nhiều trường hợp dị ứng, biến chứng vì tiêm Meso Exosome chưa được cấp phép

Thị trường làm đẹp những năm gần đây đang nổi lên xu hướng sử dụng các hoạt chất làm đẹp để tiêm trực tiếp vào da và được đồn thổi là có công dụng vô cùng tuyệt vời. Nhưng...
Xem chi tiết