Cứu sống bệnh nhân hẹp van tim nặng bị đột quỵ

Bình Định: Chiều 11/7/2023, bác sĩ Nguyễn Văn Trung – Phó trưởng khoa Thần kinh (BVĐK tỉnh) cho biết, bệnh nhân Lê Thị Thoa (52 tuổi, ở thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) đã tỉnh táo, nói được, đi đứng và hồi phục gần như hoàn toàn sau ca can thiệp lấy huyết khối động mạch não do đột quỵ. Đây là trường hợp đặc biệt, bởi bệnh nhân đột quỵ ngay khi đang điều trị một bệnh lý khác tại bệnh viện và được cấp cứu kịp thời ngay trong “giờ vàng”.

Trước đó, tối 9.7, bà Thoa khởi phát với cơn khó thở nhẹ và được người nhà đưa vào khoa Nội tim mạch (BVĐK tỉnh) để theo dõi, điều trị bệnh hẹp khít van tim hai lá (rất nặng). Tuy nhiên, đến sáng 10.7, bệnh nhân bị đột quỵ ngay tại viện, không nói được, liệt một nửa người bên phải do tắc não trái.

Sau 30 phút, các bác sĩ khoa Thần kinh đột quỵ đã can thiệp lấy huyết khối động mạch não và tái thông dòng chảy đưa máu lên não kịp thời cho bệnh nhân.

Hep Van Tim
Bệnh nhân được chữa trị thành công

“Bà Thoa có tiền sử hẹp van hai lá khít, đây là nguyên nhân chính tạo nên cục máu đông trôi gây tắc động mạch não giữa. Sự hồi phục ngoạn mục của bệnh nhân một phần là bệnh nhân đột quỵ ngay khi đang nằm viện, được cấp cứu kịp thời và tái thông mạch máu não trong khoảng 2 giờ – “thời gian vàng” (6 giờ kể từ khi đột quỵ – PV) cứu sống và hồi phục gần như hoàn toàn, không để lại di chứng nặng nào”, bác sĩ Trung cho hay.

Theo báo Bình Định Online

Các bài viết khác

Buồn nôn – Dấu hiệu cảnh báo ít gặp trước khi xảy ra đột quỵ

Buồn nôn – Dấu hiệu cảnh báo ít gặp trước khi xảy ra đột quỵ

Buồn nôn không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ, nhưng nó có thể xuất hiện trong một số trường hợp và cần được chú ý, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng...
Xem chi tiết
Nam thanh niên bị đột quỵ tử vong do uống nhiều rượu

Nam thanh niên bị đột quỵ tử vong do uống nhiều rượu

Nam thanh niên 29 tuổi ở Hưng Yên dù được cấp cứu và điều trị tích cực nhưng đã tử vong do uống quá nhiều rượu. Ngày 8/1/2021, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc...
Xem chi tiết
Dấu hiệu E (thị lực) trong BEFAST cảnh báo điều gì về bệnh đột quỵ?

Dấu hiệu E (thị lực) trong BEFAST cảnh báo điều gì về bệnh đột quỵ?

Trong quy tắc BEFAST, chữ “E” đại diện cho “Eyes”, tức là “mắt” trong tiếng Anh. Đây là một phần của bộ tiêu chí để nhận diện nhanh các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. “E” trong “BEFAST”...
Xem chi tiết