Bệnh nhân bị lỡ “giờ vàng” điều trị đột quỵ do chẩn đoán nhầm

Bến Tre: Nữ bệnh nhân 24 tuổi ở đang tập gym thì đột ngột ngất xỉu, khi đi khám bệnh lại được chẩn đoán thiếu canxi thay vì dấu hiệu đột quỵ, từ đó dẫn đến lỡ ‘giờ vàng’ điều trị.

Ngày 20/7/2023, tin từ Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, đang điều trị cho bệnh nhân nữ 24 tuổi bị đột quỵ nhưng nhập viện khi đã quá “giờ vàng” do chẩn đoán thiếu canxi.

Theo thông tin từ người nhà, khi đang tập gym, chị N.T.K.N (24 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) bất ngờ ngất xỉu. Ngay sau đó, gia đình đưa chị đến một bệnh viện địa phương để chụp CT và được chẩn đoán thiếu canxi.

Sau khi nằm viện một đêm, tình trạng bệnh nhân không tiến triển nên gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ điều trị. Tại đây, các bác sĩ kiểm tra, chụp CT MRI. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não. Sau hôn mê 2 ngày, bệnh nhân tỉnh lại và điều trị tại bệnh viện 10 ngày rồi được xuất viện khi có dấu hiệu phục hồi.

Tuy sức khỏe ổn định nhưng tay, chân còn yếu nên người nhà đưa bệnh nhân quay lại bệnh viện tập vật lý trị liệu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc chứng rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ và cần điều trị vật lý trị liệu thêm một thời gian và kết hợp dùng thuốc.

Dieu Tri
Bệnh nhân đang tập vật lý trị liệu

TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ, khuyến cáo qua trường hợp này cũng có thông điệp truyền tới ngành y tế là rất nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ khi nhập viện sẽ không có tất cả mọi triệu chứng. Vì vậy, đừng chủ quan chẩn đoán bệnh nhân bị hạ canxi hoặc không phải đột quỵ. Phải tầm soát kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, đặc biệt là thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng để phát hiện đột quỵ sớm và điều trị thuốc tan máu đông tại địa phương. Đó là yếu tố quan trọng nhất trong “giờ vàng” điều trị bệnh nhân.

Các bài viết khác

Nhận diện nguy cơ từ chia sẻ của ca sĩ Tố My bị tiền đột quỵ

Nhận diện nguy cơ từ chia sẻ của ca sĩ Tố My bị tiền đột quỵ

Chuyên gia điều trị đột quỵ cảnh báo những dấu hiệu thiếu máu não thoáng qua được xem là tiền đột quỵ, nhưng vì ngộ nhận “thoáng qua” là hiện tượng bình...
Xem chi tiết
Càng uống nhiều rượu, nguy cơ đau tim và đột quỵ càng cao

Càng uống nhiều rượu, nguy cơ đau tim và đột quỵ càng cao

Rượu không tác động đến cơ thể theo cùng một cách khi bạn uống nhiều hay ít. Theo một nghiên cứu mới, uống càng nhiều rượu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao, chủ yếu là gây...
Xem chi tiết
Những điều cần biết về tầm soát đột quỵ – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Những điều cần biết về tầm soát đột quỵ – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đột quỵ là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và bất kỳ thời gian nào. Do...
Xem chi tiết