Tổng hợp phương pháp điều trị đột quỵ tốt nhất hiện nay
Đột quỵ – bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng như liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất nhận thức, hạn chế khả năng vận động, nặng nhất là tử vong. Thế nên, điều trị đột quỵ như thế nào là điều mà không ít người đang quan tâm. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc từ A-Z các thông tin về điều trị đột quỵ và các phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay
1. Những điều cần quan tâm về điều trị đột quỵ
1.1. Điều trị đột quỵ là gì?
Điều trị đột quỵ là phương pháp cấp cứu y tế khẩn cấp. Mục đích của điều trị đột quỵ là giảm tỷ lệ tàn phế, thương vong và đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Tùy vào từng nguyên nhân, thời điểm cũng như thời gian bị đột quỵ mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị đột quỵ khác nhau.
1.2. Nguyên tắc trong điều trị đột quỵ
Thời điểm vàng để điều trị đột quỵ tốt nhất là dưới 4h đồng hồ. Thế nên, nguyên tắc quan trọng nhất khi tiếp hành cấp cứu đột quỵ não đó là nhanh chóng và chính xác. Mục đích là để hạn chế ổ tổn thương lan rộng, tối ưu hóa tình trạng thần kinh minh mẫn, đảm bảo các dòng mạch máu hoạt động bình thường. Từ đó giúp người bị phòng ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy ra, nhanh phục hồi chức năng và năng ngừa nguy cơ tái phát.
1.3. Phân loại các dạng đột quỵ cần điều trị
Điều trị đột quỵ nhồi máu não: Tức là nguyên nhân do động mạch não bị hẹp, tắc nghẽn dẫn đến lượng máu cung cấp lên não bị thiếu. Nguyên tắc điều trị của trường hợp này là thông thoáng đường thở và khai thông mạch máu càng sớm càng tốt.
Điều trị đột quỵ xuất huyết não: Khi mạch máu thoát ra khỏi thành mạch vào nhu mô não, tạo thành máu tụ thành khối, gây chèn ép làm tế bào não bị chết. Đối với loại này thì cũng cần lưu thông đường thở và cố gắng hút các cục máu tụ ra ngoài.
Điều trị sau đột quỵ: Với loại này thì thông thường sẽ tiếp tục áp dụng các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định và theo dõi thêm các chỉ số bằng cách khám kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn.
2. Tổng hợp các phương pháp điều trị đột quỵ tốt nhất hiện nay
Điều trị đột quỵ sẽ giúp người bệnh tránh hoặc hạn chế tối đa nguy cơ thương tật vĩnh viễn và nguy cơ tử vong. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị đột quỵ phù hợp.
2.1. Điều trị tổng hợp
Đây là phương pháp điều trị đột quỵ nhằm duy trì chức năng sống ở mức cao nhất. Phương pháp này sẽ bao gồm lưu thông đường thở, duy trì lưu thông đường máu, chống phù não, điều chỉnh chỉ số huyết áp, giảm thân nhiệt trong trường hợp sốt cao, hút đờm,…
2.2. Dùng thuốc điều trị đột quỵ não
Trong một số trường hợp điều trị đột quỵ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để điều trị đặc hiệu. Một số loại thuốc thường được kê cụ thể là:
- Thuốc chống tập kết tiểu cầu: dùng để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch máu với mục đích làm giảm kết tập tiểu cầu, khối huyết động mạch lan rộng.
- Thuốc chống đông máu: ngăn cản quá trình hình thành thrombin và làm giảm cục máu đông khi bị đột quỵ.
- Thuốc tiêu huyết cục: dùng để là tiêu các khối huyết cục, tuy nhiên chỉ có tác dụng với trường hợp bị đột quỵ trong khoảng 3 – 6 giờ.
2.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp, mục đích của phương pháp này là tiến hành hút và loại bỏ các cục máu ở não ra ngoài, đồng thời lưu thông đường dẫn khí. Tùy vào mức độ và thể trạng của mỗi người cũng bác sĩ sẽ có phác đồ phẫu thuật kết hợp với các phương pháp điều trị khác phù hợp.
2.4. Điều trị dự phòng
Cách tốt nhất để không bị đột quỵ là điều trị dự phòng bệnh. Thế nên, ngoài các phương pháp điều trị y khoa, thì điều trị dự phòng bằng cách thay đổi tâm lý và thay đổi lối sống sinh hoạt sau đột quỵ cũng là giải pháp được nhiều bác sĩ chú trọng. Việc này sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục, hạn chế bệnh tiến triển nặng cũng như sống khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, với những người khỏe mạnh, phương pháp này cũng là cách phòng ngừa đột quỵ rất tốt.
Một số phương pháp điều trị dự phòng người bệnh có thể áp dụng đó là tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ, luôn giữ tâm trạng khỏe mạnh, khám sức khỏe định kỳ, uống thuốc đúng giờ,…
3. Điều trị đột quỵ cần lưu ý điều gì?
Điều trị đột quỵ đòi hỏi phải được thực hiện đúng quy trình, đúng cách và đúng thời điểm. Do đó, trong quá trình điều trị đột quỵ, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Đột quỵ rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng trúng gió, nên nhiều người thường xoa dầu nóng, cạo gió, … Điều này là hoàn toàn sai lầm và rất nguy hiểm. Thế nên, nếu có hiện tượng đột quỵ thì cần đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên, kê cao đầu, mặc quần áo rộng, đảm bảo đường thở thông thoáng.
- Tận dụng thời gian vàng cấp cứu nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế có chuyên môn gần nhất để được xử trí kịp thời.
- Không tự ý cho uống hoặc nằm theo dõi tại nhà.
- Phối hợp và tuân thủ đúng chỉ dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn.
4. Kết luận
Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ, do đó việc chủ động tầm soát đột quỵ là việc nên làm. Đặc biệt với những người có nguy cơ cao bị đột quỵ như người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh, người bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch, tiền sử bị đột quỵ,… thì tầm soát đột quỵ càng quan trọng phải được thực hiện thường xuyên.
Đối với các trường hợp có tiền sử về đột quỵ hoặc có bệnh lý nền mãn tính thì nên đi tầm soát đột quỵ từ 3-6 tháng/lần. Còn với người bình thường chưa từng bị đột quỵ, thì nên thực hiện tầm soát đột quỵ 12 tháng/lần.