Nguy cơ đột quỵ não đến từ tăng huyết áp

Tăng huyết áp giống như một “kẻ giết người thầm lặng” bởi người bị tăng huyết áp dường như không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì nên dễ dẫn tới tâm lý chủ quan. Khi không được điều trị kịp thời, tình trạng tăng huyết áp kéo dài có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng là đột quỵ. Vậy tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào và vì sao nó có thể gây ra đột quỵ?

1. Sơ lược về tăng huyết áp dẫn và đột quỵ não

1.1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay huyết áp cao có nghĩa là lực đẩy máu vào hai bên động mạch của luôn ở mức cao. Có hai số đại diện cho huyết áp, đó là tâm thu và tâm trương, được tính bằng milimet thuỷ ngân (mmHg).

Huyết áp tâm thu cao hơn và cho thấy áp lực trong khi tim đang đập, huyết áp tâm trương nhỏ hơn, cho thấy áp lực khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp bình thường dưới 120/80 mmHg, tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tâm thu ³ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ³ 90mmHg hoặc khi đang được điều trị bằng một loại thuốc hạ huyết áp.

1.2. Tăng huyết áp dẫn đến hậu quả gì?

Trên thực tế nhiều người bị tăng huyết áp không được chẩn đoán kịp thời. Một số người bệnh tuy đã được chẩn đoán tăng huyết áp nhưng không được xử lý hợp lý, xử lý không liên tục hoặc có xử lý nhưng vẫn không đạt được trị số huyết áp. Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến ở những người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, có bệnh về thận.

Nếu không có biện pháp kịp thời, tăng huyết áp gây nên những biến chứng nguy hiểm như: bệnh động mạch vành; suy tim; bệnh mạch máu não; bệnh thận mãn tính; bệnh mạch máu ngoại biên; tổn thương đáy mắt.

Tang Huyet Ap
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ điển hình dẫn đến đột quỵ

1.3. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não (thường tắc hay vỡ động mạch não), gây nên yếu liệt nửa người, rối loạn tri giác. Các triệu chứng trên thường xảy ra đột ngột, có thể tự hồi phục hoàn toàn trước 24 giờ (gọi là đột quỵ não thoáng qua) hoặc tồn tại hơn 24 giờ và thường là nhiều tháng, nhiều năm (gọi là đột quỵ thực sự), làm cho người bệnh giảm khả năng làm việc và lao động, gây tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

2. Tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ như thế nào?

Tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim, làm hỏng các động mạch và các cơ quan của người bệnh theo thời gian. Tăng huyết áp lâu ngày làm tăng xơ vữa động mạch, chính sự nứt ra của mảng xơ vữa dẫn đến hình thành cục máu đông, gây ra hẹp tắc lòng mạch. Có đến 87% số người bị đột quỵ do mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc trong não, dẫn đến giảm lượng máu đến các tế bào não, làm cho các tế bào não bị chết, đây được gọi là dạng đột quỵ nhồi máu não.

Có khoảng 13% của đột quỵ xảy ra khi một mạch máu bị vỡ trong hoặc gần não, đây được gọi là dạng đột quỵ xuất huyết não. Chính tăng huyết áp là nguyên nhân làm tăng áp lực các động mạch ở não, làm phát triển vi phình mạch não, dẫn đến một mạch máu nào đó có thể bị vỡ, làm chảy máu trong não.

Như vậy có thể nói, so với những người có huyết áp bình thường, rõ ràng những người bị tăng huyết áp có khả năng bị đột quỵ cao hơn.

Kiem-Soat-Huyet-Ap
Kiểm soát huyết áp để phòng tránh nguy cơ đột quỵ

3. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp có thể kiểm soát để phòng ngừa đột quỵ

Để ngăn nguy cơ huyết áp cao, các chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:

  • Ngưng hút thuốc lá và hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc
  • Kiểm soát và điều trị sớm nếu có tiền sử bệnh tiểu đường; béo phì, thừa cân; cholesterol máu cao
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ, uống nhiều bia rượu, lạm dụng đồ ăn nhanh và đồ ăn không đảm bảo vệ sinh)
  • Tăng cường các hoạt động thể chất, giảm thiểu tối đa tình trạng căng thẳng về tâm lý

Nếu bị chẩn đoán vấn đề về huyết áp, cần chú ý chăm sóc sức khỏe đều đặn, duy trì theo liệu trình ổn định huyết áp do chuyên gia y tế khuyến cáo.

4. Kết luận

Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ đột quỵ mà không phải ai cũng thật sự chú ý và nhận biết. Khi hiểu được cơ chế và mối nguy hại mà nó gây ra, người bệnh sẽ chủ động phòng ngừa và có phương án xử lý kịp thời trước khi dẫn đến hậu quả xấu hơn.

Các bài viết khác

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ

Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, ngoài ra người sống sót sau đột quỵ gặp nhiều biến chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn cảm xúc, rối...
Xem chi tiết
Biến chứng tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Biến chứng tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính phổ biến và nguy hiểm trên toàn thế giới. Đặc biệt, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ đột quỵ não. Điều...
Xem chi tiết
Tổng hợp phương pháp điều trị đột quỵ tốt nhất hiện nay

Tổng hợp phương pháp điều trị đột quỵ tốt nhất hiện nay

Đột quỵ – bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng như liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất nhận thức, hạn chế khả năng vận động, nặng nhất là tử vong. Thế nên, điều trị đột quỵ như...
Xem chi tiết