Đột quỵ nhỏ – Đừng thấy dấu hiệu thoáng qua mà chủ quan!
Các nhà khoa học đã chứng minh được cơn đột quỵ nhẹ chính là tín hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Theo số liệu thống kê, sau khi gặp cơn đột quỵ nhẹ, có tới 50% bệnh nhân bị ít nhất 1 lần đột quỵ trong vòng 5 năm. Vì vậy, bệnh nhân và người nhà cần hiểu rõ tầm nguy hiểm của căn bệnh này qua các dấu hiệu đột quỵ nhẹ sau đây.
1. Đột quỵ nhỏ – hay Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?
Đột quỵ nhỏ, hay còn gọi đột quỵ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đột quỵ nhẹ không giết chết các tế bào não như cơn đột quỵ thực sự. Đột quỵ nhẹ cũng gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ và là một dấu hiệu cảnh báo những cơn đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai. Thông thường các cơn đột quỵ nhỏ tồn tại dưới 24 giờ, và chỉ xuất hiện trong vài phút hoặc chỉ từ 1-2 giờ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), thiếu máu não thoáng qua làm giảm 20% tuổi thọ của bạn. Vì vậy, nếu bạn gặp một số dấu hiệu đột quỵ nhỏ, bạn cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn chặn những cơn đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai.
2. Cách nhận biết cơn đột quỵ nhỏ
Rất khó để xác định được triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua. Các triệu chứng tương tự như đột quỵ thực sự, nhưng nhiều người không đi khám vì các triệu chứng rất ít nghiêm trọng và không kéo dài lâu. Đột quỵ thực sự có thể kéo dài 1–2 ngày, nhưng đột quỵ nhỏ chỉ kéo dài từ một đến 24 giờ.
Một số dấu hiệu đột quỵ nhỏ do thiếu máu não cục bộ:
- Huyết áp tăng đột biến
- Cơ bắp bị yếu
- Tê tay hoặc chân
- Chóng mặt
- Bất tỉnh
- Thay đổi tri giác
- Mất trí nhớ tạm thời
- Cơ thể ngứa ran
- Thay đổi tính tình
- Khó phát âm
- Mất thăng bằng
- Mất thị lực
Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ trải qua các dấu hiệu đột quỵ nhẹ như trên. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc người thân đang bị thiếu máu cục bộ tạm thời hoặc đột quỵ.
3. Nguy hiểm tiềm tàng khi bị đột quỵ nhỏ
Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không giết chết các tế bào não như các cơn đột quỵ thực sự, nhưng các dấu hiệu đột quỵ nhỏ vẫn là mối nguy tiềm tàng cho sức khỏe bạn trong tương lai.
Như đã đề cập, những người đã từng mắc phải cơn thiếu máu não thoáng qua có thể phải đối mặt với nguy cơ tuổi thọ bị giảm 20%. Khoảng 10-15% người bệnh sẽ bị đột quỵ thực sự trong 3 tháng sau khi mắc phải cơn thiếu máu não thoáng qua. 50% những bệnh nhân này bị đột quỵ trong 48 giờ sau khi gặp tình trạng trên.
4. Phòng ngừa đột quỵ nhỏ như thế nào?
4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các vấn đề về bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Do đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc hình thành các bệnh lý này. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
4.2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạn chế tình trạng đột quỵ.
4.3. Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây huyết áp cao, tăng áp lực từ đó khiến mạch máu bị vỡ. Do đó, bạn cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.
4.4. Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Nếu bạn ngưng thuốc lá từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ giảm ngang bằng so với người chưa từng hút thuốc.
4.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm giúp phát hiện các yếu tố gây đột quỵ, từ đó chủ động can thiệp giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Tầm soát đột quỵ tại những cơ sở chất lượng theo sự hướng dẫn, đánh giá của chuyên gia y tế sẽ giúp ngăn ngừa và xử lý đột quỵ nhỏ nói riêng, đột quỵ cấp nói chung sớm nhất và hiệu quả nhất.
Phòng khám Đa khoa Sakura tự hào cung cấp dịch vụ tầm soát đột quỵ theo tiêu chuẩn y tế Nhật Bản, với đội ngũ y bác sĩ 2 nước Việt – Nhật cùng hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu hiện đại, sẽ là một điểm chọn lý tưởng cho tất cả mọi người.