Đột quỵ do thiếu máu cục bộ – Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay, đột quỵ không chỉ là bệnh thường gặp đối với người già mà ngay cả người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Trong các loại đột quỵ thì đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm tỷ lệ mắc phải cao nhất. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về đột quỵ thiếu máu cục bộ và cách điều trị tốt nhất.

1. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ

1.1. Thế nào là đột quỵ do thiếu máu cục bộ?

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là hội chứng giảm lưu thông máu não nghiêm trọng, nguyên nhân bởi động mạch bị tắc nghẽn hoặc hẹp, tình trạng này diễn ra thoáng qua hoặc kéo dài. Để có phương án điều trị phù hợp, giảm nguy cơ tái phát thì việc tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ là rất cần thiết.

Dot Quy Thieu Mau Nao
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

1.2. Nguyên nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Mảng xơ vữa động mạch lớn gây tác động đến động mạch dẫn đến xuất hiện huyết khối. Hậu quả là khiến tắc nghẽn mạch máu hoặc thuyên tắc một số vị trí khác.

Đột quỵ xảy ra ở mạch máu nhỏ, dẫn đến hậu quả là gây hiện tượng nhồi máu <1,5cm trong mạch máu đó.

Huyết khối ở tim là nguyên nhân gây ra thuyên tắc mạch từ tim, ngoài ra, tình trạng này còn liên quan đến các bệnh về tim mạch như rung nhĩ, bệnh van tim do thấp, thiếu máu cục bộ, hở lỗ bầu dục.

Đột quỵ có nguyên nhân xác định khác, không thuộc các nguyên nhân nêu trên.

Đột quỵ nguyên nhân không xác định, dù đã qua các bước thăm khám kĩ càng nhưng vẫn không tìm ra lý do đột quỵ và ngày nay, những trường hợp bệnh này đang dần tăng lên

1.3. Biểu hiện của đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Việc nhận biết các biểu hiện của đột quỵ do thiếu máu cục bộ là rất quan trọng, để từ đó có cách xử lý đúng và kịp thời, ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất. Các triệu chứng của dạng đột quỵ này là:

  • Ở các vị trí như mặt, chân và tay, người bệnh đột ngột cảm thấy bị yếu, tê liệt, thường chỉ ở một bên cơ thể.
  • Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, khó khăn trong việc đi lại.
  • Lú lẫn, môi lưỡi bị tê cứng khiến người bệnh giao tiếp gặp khó khăn.
  • Mắt mờ, nhìn không rõ ở một hoặc cả hai mắt.
  • Nôn mửa
Dot quy thieu mau nao
Cần nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ thiếu máu để sớm xử lý

2. Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

2.1. Xử trí khẩn cấp khi người bệnh có biểu hiện đột quỵ

Khi phát hiện người bị đột quỵ, đầu tiên cần gọi ngay cho xe cấp cứu

Ở thể nhẹ, bệnh nhân chưa hôn mê, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ nhanh nhất có thể

Ở thể nặng, bệnh nhân đã rơi vào hôn mê, cần tiến hành sơ cứu khẩn cấp trong lúc chờ xe cấp cứu tới. Lập tức kê cao đầu bệnh nhân, nghiêng về 1 bên, giải phóng đường thở, tránh hít sặc chất nôn vào phổi và thực hiện 4 bước sau:

  • Bước 1: Quỳ xuống 1 bên nạn nhân, đặt tay nạn nhân vuông góc
  • Bước 2: Kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
  • Bước 3: Kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó kéo nạn nhân quay về phía mình
  • Bước 4: Hoàn thành tư thế hồi sức
Tu The Hoi Suc
Tư thế hồi sức cho bệnh nhân đột quỵ

2.2. Chẩn đoán đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân chính gây đột quỵ, người nhà cần cung cấp các thông tin về tiền sử đột quỵ, các bệnh lý khác của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm sau: siêu âm tim, chụp CT, chụp cộng hưởng (chụp MRI)

2.3. Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Điều trị sau đột quỵ bằng cách dùng thuốc (nhóm thuốc giúp ngăn chặn các khối máu đông, nhóm thuốc giảm lượng Cholesterol, nhóm thuốc giảm huyết áp,…), các liệu pháp vật lý, liệu pháp hướng nghiệp, liệu pháp ngôn ngữ. Lưu ý, chỉ áp dụng các phương pháp này khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

3. Kết luận

Trên đây là những thông tin cần thiết và liên quan đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nếu có những biểu hiện trên, người bệnh nên thực hiện sơ cứu và liên hệ ngay cấp cứu để được xử lý kịp thời.

Các bài viết khác

Lịch sử và kinh nghiệm lâu năm trong quản lý sức khỏe

Lịch sử và kinh nghiệm lâu năm trong quản lý sức khỏe

Cơ sở đầu tiên của Hệ thống y tế Sakura Healthcare là phòng khám Đa khoa Sakuka – được thành lập vào tháng 3/2014 tại Hà Nội, với mục tiêu ban đầu là phục vụ thăm khám sức khoẻ...
Xem chi tiết
Bệnh mạch máu ngoại biên và nguy cơ đột quỵ – Hiểu biết để phòng tránh

Bệnh mạch máu ngoại biên và nguy cơ đột quỵ – Hiểu biết để phòng tránh

Bệnh mạch máu ngoại biên (Peripheral Artery Disease – PAD) là một tình trạng y tế phổ biến, nhưng thường ít được chú ý, nơi mà các động mạch bị hẹp và giảm lưu lượng máu đến các chi,...
Xem chi tiết
Tầm soát từ sớm để chủ động phòng ngừa đột quỵ

Tầm soát từ sớm để chủ động phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ hiện nay là “từ khóa” xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, mặt báo và xung quanh cuộc sống chúng ta. Vì không loại trừ một ai nên đột quỵ đã trở thành nỗi lo sợ...
Xem chi tiết